Cảnh giác với biến chứng đột quỵ hậu COVID-19

Sau mắc COVID-19, nguy cơ bị Hội chứng hậu COVID chiếm tỷ lệ khoảng hơn 20% bệnh nhân, bao gồm mọi lứa tuổi và giới nhưng trẻ em và phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Trong Hội chứng COVID-19. đáng lo ngại nhất là đột quỵ.

1. Yếu tố gây đột quỵ sau COVID-19

Theo các chuyên gia tim mạch, di chứng cục máu đông chính là căn nguyên chính của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi ở bệnh nhân dù đã điều trị khỏi COVID-19. Có khá nhiều triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 và có khoảng 1/5 số bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm COVID-19. Thậm chí, một số người còn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mãn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường , thừa cân – béo phì, tăng huyết áp . Rõ ràng là cục máu đông đóng vai trò chính trong đột quỵ hậu COVID-19

Cục máu đông ở bệnh nhân sau mắc COVID rất dễ gây đột quỵ

2. Nguyên nhân hình thành cục máu đông "hậu COVID-19"

Theo nghiên cứu, có một số lượng lớn bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông. Nguyên nhân được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19. Nhờ có phát hiện này đã giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng tim mạch. Điều này, theo các chuyên gia, khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi COVID-19 trong vòng một tháng, họ phát hiện ra rằng, có một số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương, được gọi là tế bào nội mô tuần hoàn, loại tế bào này lưu thông trong dòng máu nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19 (người khỏe mạnh). Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.

Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một điều bất thường khác, đó là trong cơ thể những người đã khỏi COVID-19 có rất nhiều protein gây viêm, có tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Họ cũng tìm thấy số lượng tế bào miễn dịch cao bất thường được gọi là tế bào T, giúp tiêu diệt virus, mặc dù trên thực tế ở người khỏi COVID-19 vius nCOV đã không còn. Sự xuất hiện cytokin và tế bào lympho T, được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số bệnh nhân hậu COVID-19, do tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

3. Một số cơ quan có thể chịu sự tác động của cục máu đông

- Cục máu đông xuất hiện là căn nguyên của một số biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc mạch ở các chi, thuyên tắc phổi... Đối với đột quỵ não là do cục máu đông gây tắc nghẽn các mạch máu trong não, làm gián đoạn lưu lượng máu đến nuôi não gây thiếu máu não, từ đó dẫn đến đột quỵ. Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (trường hợp này gọi là đột quỵ não nhẹ).

- Đối với phổi, cục máu đông có thể gây thuyên tắc phổi. Tình trạng này xảy ra khi một cục máu đông di chuyển đến phổi và chặn dòng chảy của máu đến nuôi tổ chức phổi, do đó dẫn đến nguy cơ làm giảm nồng độ oxy và gây tổn thương mô phổi.

- Đột quỵ do cục máu đông hậu COVID-19 có thể gây nhồi máu cơ tim. Biểu hiện là người bệnh bị xuất hiện cơn đau thắt ngực dữ dội do dòng máu từ động mạch vành tim đến mô tim bị ngưng trệ gây thiếu máu nuôi tim cấp. Vì vậy, cục máu đông chính là nguyên nhân tiềm ẩn của các cơn đau tim cấp.

- Ngoài ra, cục máu đông còn có thể ngăn cản lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng không kém như ở các chi (tắc mạch chi gây hoại tử chi), hoặc gây tắc mạch máu thận làm tổn thương thận dẫn đến ngưng trệ chức năng lọc máu, lọc chất độc và đào thải nước tiểu ở thận.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Nên thể dục nhẹ nhàng sau khi mắc COVID để phòng bệnh.

Để đề phòng nguy cơ đột quỵ hậu COVID, người bệnh nên chú ý phòng ngừa cục máu đông xuất hiện. Mặc dù nguy cơ hình thành cục máu đông hậu COVID-19 ở các bệnh nhân tim mạch mạn tính cao hơn, nhưng ngay cả những người không mắc bệnh tim nhưng mắc COVID-19 cũng có khả năng gặp phải nguy cơ này. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe sau khi khỏi COVID-19 đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đau tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi và những biến chứng ở các cơ quan khác do cục máu đông gây ra.

Người từng mắc COVID-19 cần tuân thủ lối sống lành mạnh sau khi hết giai đoạn cấp tính nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như các triệu chứng tim mạch khác:

- Hãy tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày. Nếu không có điều kiện, tập theo các hình thức khác, nên đi bộ, mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút chia làm 3 lần, có thể đi trong nhà, ngoài sân, vườn hoặc ra đường ( nhớ đảm bảo 5K) . Nếu đặc thù công việc phải ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng dậy và đi lại trong phòng sau mỗi 1-2 giờ.

- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhẹ, đủ chất (thịt, cá, rau, củ, quả). Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (2-2,5 lít). Nếu có điều kiện nên uống thêm nước trái cây ép (dưa hấu, xoài, đu đủ, cam…).

- Cần có giấc ngủ tốt (ngày khoảng 7-8 h) và không được thức khuya. Không nên làm việc nặng.

- Những người béo hoặc thừa cân cần giảm cân theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi vì, theo các nghiên cứu đã chứng minh giảm trọng lượng dư thừa đồng nghĩa với giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, tức là giảm nguy cơ đột quỵ.

- Với người nghiện thuốc lá, cần bỏ ngay, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, dẫn tới hình thành cục máu đông, đặc biệt là những người vừa bị COVID-19.

- Tái khám sau COVID, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc cần thiết để phát hiện kịp thời tình trạng huyết khối hoặc các rối loạn sức khỏe khác nếu có.

Tin liên quan:
  • Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19

    Tiến sỹ Janet Diaz cho biết đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên. Nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19.

  • Hậu COVID-19 ở trẻ em, cha mẹ nên biết

    Thời gian qua, có khá nhiều trẻ em mắc COVID-19, phần lớn trẻ đều có các triệu chứng nhẹ và nhanh bình phục. Tuy nhiên, có những trẻ có một số biểu hiện khiến cha mẹ lo lắng con mình đang bị hậu COVID-19.

  • Sau nhiễm COVID-19, khi nào cần gặp bác sĩ tim mạch?

    Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID. Bảng sau sẽ liệt kê một số triệu chứng về tim mạch thường gặp sau khi bạn nhiễm COVID-19 và tình huống liên quan bạn nên làm.

Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói