Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

(Baohatinh.vn) - Khi con tàu chở những thức quà đậm hương vị tết kéo hồi còi dài, nhổ neo ra biển, chúng tôi ai nấy đều hồi hộp. Có một tiếng gọi từ trùng khơi không biết từ bao giờ đã len sâu vào từng nhịp con tim. Cảm xúc đó càng thiêng liêng hơn khi chúng tôi trở thành “sứ giả”, mang đến 21 đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và 15 nhà giàn DK1 sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và tình cảm của Nhân dân.

Trước thềm tết Nguyên đán, phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự được tham gia các chuyến công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 và Vùng 4 Hải quân đến thăm, chúc tết, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Hành trình đặc biệt đã đưa chúng tôi vượt muôn ngàn gian lao, mang tình cảm của hậu phương đến với nơi đầu sóng và lắng nghe câu chuyện về những người lính can trường, dũng cảm ngày đêm vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc.
Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự được tham gia các chuyến công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 và Vùng 4 Hải quân đến thăm, chúc tết, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. (Ảnh: Tàu Trường Sa HQ-571 xuất phát tại bến cảng Cam Ranh- Khánh Hòa).

Ân tình gửi tới Trường Sa

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Vùng 4 Hải quân tổ chức 4 đoàn đến Trường Sa mang quà tết gửi tặng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo

Cầu cảng Quân cảng Cam Ranh trong ngày khởi hành chuyến công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đến với Trường Sa mang không khí nhộn nhịp, khẩn trương và đầy háo hức. Những người lính trẻ với nụ cười giòn tan phấn khởi lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc; các nhà báo hành trang lỉnh kỉnh các thiết bị, máy móc nóng lòng lên đường để ghi lại thật nhiều tư liệu tại nơi đầu sóng; các bộ phận hậu cần cẩn thận sắp xếp, kiểm tra hàng hóa với những tình cảm đặc biệt hướng về Trường Sa.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Những người lính trẻ phấn khởi lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

Trong chuyến công tác lần này, những con tàu ra đảo mang theo hàng trăm tấn quà, bao gồm nhu yếu phẩm như: bánh kẹo, trà, đậu xanh, gạo nếp, lá dong, mứt, nước ngọt... mang đậm hương vị đặc trưng của ngày tết cổ truyền dân tộc.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi
Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Hàng chục tấn hàng hóa tết được chuẩn bị kỹ càng, sắp xếp khoa học để không bị hư hại trong suốt hành trình di chuyển dài ngày trên biển.

Đại úy Phạm Ngọc Đạt - Phó Thuyền trưởng tàu 561, Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân chia sẻ: “Thời tiết cuối năm thường có sóng to gió lớn, vì vậy chúng tôi quán triệt và hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ chằng buộc hàng hóa kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo; đặc biệt, cây quất, cây mai được che chắn cẩn thận để tránh gió, muối biển làm hư hại. Ai cũng nhận nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất đảm bảo hành trình thành công, mang mùa xuân ấm áp tới các cán bộ, chiến sĩ Trường Sa”.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Bịn rịn tiễn người thân lên đường công tác tại Trường Sa.

Không chỉ ghi lại những hình ảnh, cảm xúc của người mang tết đến với Trường Sa, chúng tôi may mắn được gặp gỡ những con người với những câu chuyện đặc biệt về tình đồng đội. Đó là chuyện về tình cảm của nhà báo Nguyễn Khắc An (Báo Nghệ An) với người bạn quê thuở thiếu thời - liệt sĩ Lê Bá Giang, người đã anh dũng hy sinh trong trận chiến tại Gạc Ma 36 năm trước. Chuẩn bị hành trang bước chân lên chuyến tàu Trường Sa 517, món quà quý giá mà anh gói ghém, cất giữ cẩn thận là nắm đất ấm tình quê hương xứ Nghệ.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Phút trầm tư của nhà báo Nguyễn Khắc An khi nhớ tới người bạn quê thuở thiếu thời - liệt sĩ Lê Bá Giang

Nhà báo Nguyễn Khắc An tâm sự: “Ngày nghe tin Lê Bá Giang hy sinh, chúng tôi đau xót vô cùng. Thấm thoắt đã 36 năm, cũng chừng ấy thời gian tôi chờ đợi hành trình này với mong muốn thắp cho bạn một nén hương, thả xuống biển khơi cho bạn cùng đồng đội một nắm đất quê hương. Để bạn tôi biết rằng gia đình, bạn bè, Nhân dân luôn nhớ và tự hào về bạn”.

Chuyến hải trình tới Trường Sa diễn ra trong bối cảnh thời tiết không thuận lợi. Chỉ sau ít giờ xuất phát, các thành viên trong đoàn nhanh chóng bị những đợt sóng gió cấp 5, cấp 6 đánh mệt lả, tả tơi. Vậy mà nhà báo Đặng Thị Phương Hoa (Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang) dù đã ở tuổi 60, vẫn tới từng phòng hỏi thăm sức khỏe, mang quà bánh và những lời động viên tới mọi người. Chị là một người con nơi địa đầu Tổ quốc luôn đau đáu hướng về những người lính nơi đầu sóng.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Dù đã ở tuổi 60 nhưng nhà báo Đặng Phương Hoa (Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang) luôn đau đáu hướng về những người lính nơi đầu sóng.

“Lần đầu đến với Trường Sa là cuối năm 2018, tới nay tôi đã có 4 lần tới thăm quần đảo Trường Sa và các nhà giàn, chuyến đi nào cũng mang nhiều cảm xúc và giúp tôi ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ. Ý chí, nghị lực, sự kiên cường của quân và dân đảo; tình cảm, sự chân thành của những người lính hải quân đã trở thành động lực thôi thúc tôi vượt qua khó khăn, thực hiện nhiều chuyến đi ý nghĩa”, chị Hoa chia sẻ.

Trong mỗi chuyến hành trình tới đảo xa, chị Hoa không chỉ làm tròn trách nhiệm của một nhà báo với nhiều bài viết mang nhiều thông tin hấp dẫn, nối gần hơn tình cảm giữa vùng địa đầu với nơi biển đảo, mà chị còn tỉ mỉ chuẩn bị những món quà của quê hương Hà Giang như: măng khô, trám, lá chua, chè, bánh tam giác mạch, hạt giống các loại rau... mang đến cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.

Chúc tết nhà giàn giữa muôn trùng sóng

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Tàu Trường Sa 04 và Tàu Trường Sa 16 xuất phát tại cầu cảng 129 ( Bà rịa - Vũng Tàu) chở 2 đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tới thăm, chúc tết các cán bộ, chiến sỹ nhà giàn và tàu trực, trạm radar; Cơ quan Dân chính đảng huyện Côn Đảo.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Hơn 22 tấn hàng hòa, thực phẩm được các đoàn công tác mang ra chúc tết các Nhà giàn DK1

Cùng với các chuyến tàu tới quần đảo Trường Sa của Bộ Tư lệnh Vùng 4, hai đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cũng lên đường ra thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các nhà giàn DK1/15 (cụm Phúc Nguyên), DK1/11, DK1/12, DK1/14 (cụm Tư Chính), DK1/10 (bãi cạn Cà Mau), DK1/9, DK1/20, DK1/21 (cụm Ba Kè), DK1/8, DK1/19 (cụm Quế Đường), DK1/7 (cụm Huyền Trân), DK1/2, DK1/16, DK1/17 và DK1/18 (cụm Phúc Tần); tàu trực, trạm radar; Cơ quan Dân chính đảng huyện Côn Đảo.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Nhà giàn DK1/15 ở bãi cạn Phúc Nguyên (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) là 1 trong 15 nhà giàn nằm ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc

Trải qua 2 ngày đêm vượt những cơn sóng dữ, trước mắt chúng tôi, nhà giàn DK1/15 nằm ở bãi cạn Phúc Nguyên (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dần hiện rõ. Thế nhưng biển vẫn động trên cấp 5 - 6; từng đợt sóng dâng cao gần 6m khiến việc đưa quà tết lên với cán bộ, chiến sĩ vô cùng khó khăn. Chuyến tàu Trường Sa 04 được lệnh của trưởng đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ chuyển quà lên nhà giàn.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Trong điều kiện sóng to, gió lớn gây khó khăn trong quá trình tiếp cận nhà giàn DK1/15.

Với kinh nghiệm nhiều năm chỉ huy tàu trực trên khu vực biển phía Nam, Thiếu tá Trần Văn Hải (Thuyền trưởng tàu Trường Sa 04, Hải đội 1, Lữ đoàn 125, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) đã nhanh chóng chỉ huy tàu tiếp cận nhà giàn. Theo quán triệt của chỉ huy, dù sóng to, gió lớn đến đâu cũng phải đảm bảo vận chuyển từng túi quà, gói hàng không bị ngấm nước biển, không bị va đập đến tay đồng đội. Thất lạc hay làm hỏng, dù chỉ một túi quà cũng xem như chuyến đi không trọn vẹn.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Sau 2 tiếng đồng hồ vật lộn với biển khơi, con xuồng của Tàu Trường Sa 04 không thể băng qua từng lớp sóng dữ và đành phải trở lại điểm xuất phát

Thiếu tá Trần Văn Hải chia sẻ: “Để tiếp cận nhà giàn đảm bảo an toàn, ngoài sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trên tàu thì người chỉ huy phải xử trí nhanh tình huống cột dây cố định tàu. Lựa dòng nước để giữ cho tàu không bị rung lắc, trôi dạt va vào nhà giàn, đồng thời liên tục quan sát để chỉ huy các lực lượng nhanh chóng chuyển hàng lên cho đồng đội”.

Clip: “Vượt sóng” mang tết đến nhà giàn DK1

Phương án 1 được tàu Trường Sa 04 triển khai đó là chuyển quà bằng xuồng đến tay các cán bộ, chiến sĩ. Để bảo đảm an toàn, những thủy thủ dày dạn kinh nghiệm được lựa chọn tham gia cấp hàng. Trung úy Phạm Minh Quang (Phó thuyền trưởng tàu Trường Sa 04, trao đổi: “Việc vận chuyển hàng hóa lên nhà giàn phải chuẩn bị rất kỹ trong khâu gói và buộc hàng. Quá trình chuyển phải rất khoa học trong sắp đặt từng loại hàng. Khi kéo hàng lên phải lường được sóng biển và phải chuyển dứt khoát, nhanh chóng”.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Tàu Trường Sa 04 gấp rút chuẩn bị khâu gói và buộc hàng sẵn sàng cho phương án 2 - tặng quà qua dây.

Kinh nghiệm dày dạn và chuẩn bị kỹ lưỡng, thế nhưng, 2 tiếng đồng buông neo ra biển, con xuồng nhỏ của tàu Trường Sa 04 không thể băng qua từng lớp sóng dữ và đành phải trở lại điểm xuất phát trong sự tiếc nuối của các thành viên đoàn công tác cũng như các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn. Chỉ huy tàu Trường Sa 04 nhanh chóng chỉ đạo chuyển sang phương án 2 - tặng quà qua dây.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Những thùng hàng, quà tết được gói cẩn thận, trói chặt vào dây thừng được kéo thật nhanh tránh bị sóng táp.

Tàu được điều khiển vào vị trí thuận lợi cho lực lượng chuyển hàng lên nhà giàn; lúc này đòi hỏi sự phối hợp hết sức ăn ý giữa tàu và nhà giàn. Bộ phận chuyển hàng nhanh chóng nhận dây từ các chiến sĩ trên nhà giàn rồi lần lượt buộc từng túi quà và hô to để người trên nhà giàn kéo quà thật nhanh tránh bị sóng táp. Cứ như vậy, người buộc, người kéo nhịp nhàng theo lệnh của chỉ huy hai bên. Chẳng mấy chốc toàn bộ số hàng tết trong đó có cả những cành mai vàng đóng trong hộp giấy cũng được chuyển lên nhà giàn an toàn, không bị ướt hay gãy, rụng.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Ngay sau khi hàng hóa, quà tết được vận chuyển thành công, toàn bộ thành viên, thủy thủ tàu tập trung ở buồng lái để nghe Đại tá Trần Hồng Hải (Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) gửi lời chúc tết đến cán bộ, chiến sỹ nhà giàn.

Sau khi hoàn thành việc chuyển quà an toàn, Đại tá Trần Hồng Hải, Phó Chính ủy Vùng 2 trở vào buồng chỉ huy chúc tết qua bộ đàm: “Mỗi năm khi tết đến xuân về, đoàn chúc tết của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân lại ra thăm và chuyển quà tới các đồng chí. Do điều kiện sóng to gió lớn, đoàn không lên nhà giàn được, đành chúc tết qua bộ đàm...”. Giọng đồng chí Phó Chính ủy lạc đi vì xúc động: “Đây là thư chúc tết của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Thay mặt đoàn, tôi gửi tới cán bộ chiến sĩ nhà giàn lời chúc mừng năm mới, sức khỏe. Chúc các đồng chí vui xuân mới không quên nhiệm vụ, vững chắc tay súng, canh biển, giữ trời yên bình cho Nhân dân cả nước đón xuân. Đất liền luôn bên cạnh và gửi trọn niềm tin yêu ở các đồng chí”.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Nữ phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có dịp gửi tặng các chiến sỹ món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa và xúc động qua sóng bộ đàm.

Trong tiếng máy I-com sóng cực ngắn, chúng tôi nghe rõ giọng của chỉ huy trưởng nhà giàn đáp lại: “Cán bộ, chiến sĩ nhà giàn đã nhận đủ. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển Tổ quốc. Xin gửi lời chào đất liền. Chúc đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ”.

Canh giữ biển trời cho Tổ quốc vào xuân (bài 1): Tiếng gọi từ trùng khơi

Dù chỉ cách nhau vài trăm mét nhưng không thể gặp gỡ, giao lưu trực tiếp, các cán bộ chiến sỹ và đoàn công tác chỉ biết vẫy tay chào nhau giữa biển trời mênh mông

Giây phút chia tay, 3 hồi còi được kéo lên trong sự luyến tiếc của đoàn công tác và các cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn. Mang đầy cảm xúc tiếc nuối khi không thể nắm tay, lắng nghe những tâm tình sẻ chia của các cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/15, Thượng úy Lã Thị Thu Trang (Báo Quốc phòng Thủ đô) chia sẻ: “Chúng tôi đã đến rất gần cả 4 nhà giàn, khoảng cách chỉ chưa đầy 100m thôi vậy mà vẫn lỡ hẹn với các anh. Dẫu còn nhiều tiếc nuối nhưng nhìn thấy những món quà ấm tình hậu hương được vận chuyển lên nhà giàn thành công, chúng tôi cũng mãn nguyện. Không biết nói gì hơn chỉ biết chúc các anh có một cái tết thật đầm ấm, an vui giữa trùng khơi”.

(Còn nữa)

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.