Cầu truyền hình nghệ thuật mở đầu Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

(Baohatinh.vn) - Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ ví, giặm” mở đầu chuỗi hoạt động Festival kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh, do hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An phối hợp tổ chức.

bqbht_br_1-4610.jpg
Các đại biểu Trung ương, tỉnh bạn, tỉnh Hà Tĩnh tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27/11 -30/11/2024 tại TP Hà Tĩnh.

Tham dự chương trình tại điểm cầu Hà Tĩnh có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Viết Lượng, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi.

Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.

Tại điểm cầu Nghệ An có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, ngành cấp tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, gắn bó với cộng đồng người dân Nghệ An - Hà Tĩnh từ bao đời nay; phản ánh toàn diện cuộc sống, phong tục tập quán, những cung bậc cảm xúc của người dân xứ Nghệ.

bqbht_br_le-ngoc-chau.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu khai mạc.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã trở thành dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tinh thần, hình thành nên cốt cách, tâm hồn của các thế hệ người dân nơi đây; góp phần hun đúc nên những danh nhân, những tên tuổi lớn như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Huy Cận…. Đặc biệt, cũng từ chất liệu của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, nhiều kịch bản sân khấu, tác phẩm âm nhạc đã ra đời, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích, đón nhận.

bqbht_br_z6075341514495-b04b99523db8da993c16ecd54ebbfe68.jpg
Đại biểu tại điểm cầu Nghệ An.

Với những giá trị độc đáo, tiêu biểu của di sản, ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris - Cộng hòa Pháp, Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức ghi danh Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự lớn của nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng như toàn thể người dân Việt Nam. Cũng từ đây, dân ca ví, giặm đã vượt ra khỏi không gian của một vùng văn hóa xứ Nghệ, trở thành di sản văn hóa của nhân loại, được thực hành rộng rãi không chỉ ở trong nước mà cả cộng đồng người Nghệ - Tĩnh ở Lào, Thái Lan, Nhật Bản, các nước khu vực Đông Âu...

Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của Bộ VH-TT&DL, chính quyền hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản: tổ chức các cuộc liên hoan dân ca ví, giặm từ cấp huyện đến cấp liên tỉnh; mở rộng và phát triển các câu lạc bộ dân ca ví, giặm; đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vào trường học; quan tâm, động viên, khuyến khích, tri ân các nghệ nhân, nghệ sỹ, nhà sáng tác, nhà nghiên cứu và lực lượng kế cận…

Thời gian tới, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị dân ca ví, giặm; tạo điều kiện tối đa cho nghệ nhân và cộng đồng gìn giữ, trao truyền, thực hành di sản; tăng cường việc truyền dạy dân ca ví, giặm cho học sinh các cấp; tổ chức các sự kiện văn hoá, du lịch…. Từng bước xây dựng dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ; thực hiện có hiệu quả cam kết của Việt Nam với UNESCO về bảo vệ, phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ ví, giặm” mở đầu chuỗi hoạt động Festival kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh hôm nay, với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chắc chắn sẽ làm nổi bật thêm những nét tinh hoa của dân ca ví, giặm, góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị đặc sắc của di sản trong đời sống đương đại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng thay mặt lãnh đạo 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An cảm ơn đến các đại biểu, cán bộ, nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên các đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Nghệ An đã về tham dự Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024 tại tỉnh Hà Tĩnh.

bqbht_br_tiet-muc-1.jpg
Tiết mục mở đầu buổi lễ.
bqbht_br_z6075342106773-c328f83fa306e90e1002a68932cfee1c.jpg
Tiết mục phối hợp mở màn tại điểm cầu Nghệ An.

Sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật "Đôi bờ ví, giặm" được thực hiện theo hình thức cầu truyền hình trực tiếp từ 2 điểm cầu Hà Tĩnh và Nghệ An, do 2 đài PT-TH Hà Tĩnh (HTTV) và Nghệ An (NTV) phối hợp thực hiện. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các đài HTTV, NTV và nhiều kênh, đài truyền hình trên cả nước, cùng các nền tảng số.

bqbht_br_2-1.jpg
bqbht_br_3-3.jpg

Theo kịch bản, chương trình gồm 3 phần: "Trầm tích xứ Nghệ", "Hành trình di sản" và "Để mạch nguồn chảy mãi". Các phần được dàn dựng theo bố cục mỗi phần 1 phóng sự ngắn khái quát chủ đề và được minh họa bằng những tiết mục ví, giặm, ca khúc đặc sắc, được thể hiện bởi các nghệ nhân, nghệ sỹ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An và một số ca sỹ nổi tiếng như: Đinh Thành Lê, Bùi Lê Mận, Thanh Tài, Thu Hà…

Phần 1 nói về truyền thống, bề dày lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Nghệ - Tĩnh đã làm nên những giá trị di sản đi cùng thời gian. Trong đó, di sản dân ca ví, giặm chính là hồn cốt quê hương, tạo nên sức sống mãnh liệt, là dấu ấn riêng biệt của người và vùng đất này... Với điểm nhấn là các tiết mục không gian diễn xướng như: "Đêm trăng hò hẹn", "Gửi tình ta vào đất"...

bqbht_br_2.jpg
Tiết mục Đêm trăng hò hẹn.
bqbht_br_4-1.jpg
Không gian diễn xướng "Gửi tình ta vào đất" do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh và Trung tâm NTTT Nghệ An phối hợp biểu diễn.

Phần 2 "Hành trình di sản" tập trung phản ánh quá trình dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh đại diện của nhân loại vào năm 2014. Những dấu ấn về công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong 10 năm qua; các thế hệ nghệ nhân, những người nắm giữ và trao truyền dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ, làm lan tỏa di sản ông cha trong đời sống. Điểm nhấn của phần 2 là sự kết hợp biểu diễn, giao lưu của các nghệ nhân, nghệ sỹ Nhân dân và ca sỹ trẻ: Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh (Hà Tĩnh) và Nghệ sỹ Nhân dân Hồng Lựu, ca sỹ Hà Quỳnh Như (Nghệ An).

bqbht_br_giao-luu.jpg
Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm và Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh giao lưu chia sẻ tại điểm cầu Hà Tĩnh.
bqbht_br_bna-duc-anh-7454.jpg
Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Hồng Lựu và ca sĩ Hà Quỳnh Như giao lưu chia sẻ tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Phần 3 "Để mạch nguồn chảy mãi", phản ánh những nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong việc đề ra những chủ trương, hướng đi, giải pháp, cách làm để dân ca ví, giặm tiếp tục tỏa sáng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ đương đại, tạo động lực phát triển, xây dựng quê hương trong bối cảnh mới.

bqbht_br_bna-duc-anh-7421.jpg
Ca sĩ Bùi Lê Mận - Quán quân dòng nhạc dân gian Cuộc thi Sao Mai 2009 trình bày ca khúc "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Các tiết mục ở phần 3 là những bài dân ca ví, giặm, các bài hát mang âm hưởng ví, giặm nêu cao tinh thần đoàn kết cùng chung một mạch nguồn câu hát ông cha của người dân Nghệ An và Hà Tĩnh, từ trong quá khứ đến hiện tại và tương lai. Sự chung sức đồng lòng cùng nhau bảo tồn di sản của cư dân 2 bờ sông Lam sẽ làm cho mạch nguồn ví, giặm chảy mãi...

bqbht_br_img-7407.jpg
Tiết mục "Huyền thoại đất Hồng Lam" do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh và Trung tâm NTTT Nghệ An cùng biểu diễn khép lại chương trình nghệ thuật "Đôi bờ ví, giặm".

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

60 năm giữ trọn lời thề sắt son với Đảng

Suốt hơn 55 năm qua, vợ chồng đảng viên lão thành Nguyễn Hồng Tiến và Nguyễn Thị Nhung ở phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn một lòng sắt son với Đảng, gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Người “thắp lửa” phong trào Đoàn

Người “thắp lửa” phong trào Đoàn

Anh Đặng Văn Tuân – Bí thư Đoàn xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn chân thành và tận tâm trong các hoạt động Đoàn, công tác xã hội tại địa phương.
Cô giáo ở Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cô giáo ở Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cô Phạm Thị Thanh Bình - Trường Tiểu học Xuân Thiều (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được trao giải nhì Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.