Chậm bàn giao công trình cấp điện, người dân “lãnh đủ”!

(Baohatinh.vn) - Sau 2 năm trở thành khách hàng ngành điện, ngoài việc đóng nộp hơn 200 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, hàng chục hộ dân nuôi trồng thủy sản (NTTS) xã Thạch Bàn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) còn phải còng lưng đóng nộp tiền “thuê” ngược lại bên bán điện (Điện lực Thạch Hà - PV) sửa chữa mỗi khi gặp sự cố hư hỏng trạm biến áp (TBA).

Hư hỏng trạm điện, dân phải bỏ tiền sửa

Trong những ngày cao điểm chuẩn bị cho thu hoạch tôm vào cuối tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Phi Thắng - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Diêm Hải (Thạch Bàn) như ngồi trên đống lửa khi cả 2 TBA cung cấp điện cho cả vùng NTTS gặp sự cố chập cháy. Hệ thống máy sục khí không thể hoạt động, 50 ao tôm đang thời kỳ chuẩn bị thu hoạch đứng trước nguy cơ “thất thu” vì mất điện. Đây là lần thứ 3 kể từ khi đưa vào sử dụng, TBA này gặp sự cố chập cháy. Điều đáng nói, cứ mỗi lần gặp sự cố tại TBA, ông Thắng và người NTTS ở đây lại phải ôm tiền lên Điện lực Thạch Hà “cầu cứu” sửa chữa.

cham ban giao cong trinh cap dien nguoi dan lanh du

Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Diêm Hải bức xúc vì phải bỏ tiền mua thiết bị khi sửa chữa điện.

“Hai lần trước, chúng tôi phải nộp 13 triệu đồng mua vật tư và trả công sửa chữa cho Điện lực Thạch Hà để khắc phục sự cố. Họ (Điện lực Thạch Hà - PV) nói rằng, do trạm điện này chưa được huyện bàn giao cho điện lực nên việc sửa chữa khách hàng phải chịu trách nhiệm” - ông Nguyễn Phi Thắng - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Diêm Hải bức xúc cho biết.

Cũng theo ông Thắng, để khắc phục sự cố mất điện lưới, các hộ nuôi tôm phải huy động máy nổ dự phòng để chạy máy sục khí. Việc chạy máy nổ hết sức tốn kém về công sức và tiền bạc. Mỗi ngày chạy máy sục khí cho 50 hồ nuôi này hết khoảng 25 triệu đồng tiền dầu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì điện máy nổ không đủ công suất, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm, thậm chí làm tôm yếu dần và chết.

“Mặc dù chạy máy nổ rất tốn kém nhưng lần này chúng tôi thống nhất là không góp tiền sửa chữa nữa mà yêu cầu xã phải có trách nhiệm gọi Điện lực Thạch Hà xuống sửa” – ông Thắng nói. Nhiều hộ dân NTTS ở đây cũng bày tỏ bức xúc khi hàng năm họ phải đóng một khoản tiền để “nuôi” cán bộ Ban Quản lý NTTS xã Thạch Bàn; tuy nhiên, khi xẩy ra sự cố dịch bệnh hay mất điện thì ban này đã không đứng ra xử lý cho dân.

Chậm trễ bàn giao công trình điện - do đâu?

Công trình cấp điện khu NTTS xã Thạch Bàn có tổng mức đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư; quy mô gồm 2 tuyến đường dây 35 kV (dài 717m) và 2 trạm biến áp 250 KVA. Đây là công trình cung cấp điện phục vụ NTTS (31 ha) cho người dân xã Thạch Bàn. Trước nhu cầu bức thiết sử dụng điện phục vụ sản xuất, NTTS của người dân Thạch Bàn, ngay sau khi hoàn thành công trình (tháng 6/2014), UBND huyện Thạch Hà đã “tạm cho” Điện lực Thạch Hà “mượn tài sản lưới điện” để bán điện đến tận các hộ dân.

cham ban giao cong trinh cap dien nguoi dan lanh du

Mỗi lần trạm biến áp hỏng, người nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Bàn lại phải “thuê” Điện lực Thạch Hà sửa chữa.

Sau 2 năm trở thành khách hàng ngành điện, ngoài việc đóng nộp hơn 200 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, hàng chục hộ dân NTTS xã Thạch Bàn còn phải đóng nộp tiền “thuê” ngược lại bên bán điện (Điện lực Thạch Hà) sửa chữa mỗi khi gặp sự cố hư hỏng TBA.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương cho biết, để thống nhất trong việc quản lý, vận hành, đảm bảo cấp điện ổn định cho các hộ NTTS xã Thạch Bàn, tháng 10/2014, UBND huyện Thạch Hà đã có văn bản đề nghị Công ty Điện lực Hà Tĩnh hướng dẫn, chỉ đạo Điện lực Thạch Hà tiếp nhận hệ thống lưới điện này. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Ông Nguyễn Thanh Hoa - Giám đốc Điện lực Thạch Hà xác nhận, đến thời điểm này (31/7), việc bàn giao công trình cấp điện khu NTTS xã Thạch Bàn giữa UBND huyện Thạch Hà và Điện lực Thạch Hà vẫn chưa xong. Theo ông Hoa, sở dĩ có sự chậm trễ như vậy là do chưa có hướng dẫn của Trung ương về việc chuyển giao các công trình điện có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành điện quản lý. Đến ngày 14/7/2016, Tập đoàn Điện lực mới có văn bản hướng dẫn các điện lực địa phương tiếp nhận lưới điện trung, hạ áp đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Để đảm bảo thống nhất trong việc quản lý, vận hành, đảm bảo cấp điện ổn định cho các hộ dân NTTS xã Thạch Bàn, đặc biệt là đảm bảo quyền lợi khách hàng, ngành điện cùng các bên liên quan cần khẩn trương bàn giao - tiếp nhận để công trình phát huy hiệu quả xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và trước hết là không gây ra những tổn thất không đáng có cho người dân.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

Vilaco kỷ niệm 20 năm thành lập

20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Việt - Lào đã tạo được thương hiệu uy tín, là cầu nối xây đắp tình đoàn kết hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh – Khăm Muồn và 2 nước Việt Nam – Lào.
Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Kích hoạt nguồn lực, thúc đẩy động lực tăng trưởng, Hà Tĩnh tạo bứt phá và phát triển

Trao đổi với Báo Hà Tĩnh ngay sau Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ, giải pháp tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2024 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu chính quyền tỉnh cũng phân tích những dư địa, động lực tăng trưởng mới và những bước đi chiến lược trên lộ trình hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Nghị lực vượt khó của chị Huyên

Chồng mất sớm, gia cảnh khó khăn, chị Hoàng Thị Huyên (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ học tập.
Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

Thương hiệu Vilaco 20 năm trên đất bạn Lào

20 năm đóng chân trên đất nước Triệu Voi, Công ty TNHH MTV Việt - Lào (Vilaco) đã tạo được nền móng vững chắc, góp phần tô thắm tình hữu nghị 2 tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muồn và 2 nước Việt - Lào.