Chất lượng đào tạo tiến sĩ Việt Nam thấp: Nguyên nhân do đâu?

Thực tế hiện nay, chất lượng luận án tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo không đồng đều, “vàng thau lẫn lộn”, nhiều luận án ít giá trị thực tế, không có tính khoa học, như một báo cáo tổng kết...nhưng nghiên cứu sinh vẫn được cấp bằng tiến sĩ ảnh hưởng tới chất lượng tiến sĩ Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân do đâu?

Sáng ngày 10/11, Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm “Nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ” để tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao đào tạo tiến sĩ của Việt Nam hiện nay.

Khách mời tham dự tọa đàm gồm: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước và các khách mời đến từ ĐH QGHN là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, PGS.TS Vũ Lan Anh – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội.

chat luong dao tao tien si viet nam thap nguyen nhan do dau

Các khách mời tham dự buổi tọa đàm

Lỏng lẻo trong quá trình đào tạo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện nay, trong điều kiện cơ sở vật chất, đầu tư còn hạn chế, các cơ sở đào tạo đào tạo tiến sĩ đã cố gắng đào tạo tiến sĩ đây là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, đa số các cơ sở đào tạo chấp hành tốt quy chế, lấy chất lượng đào tạo làm đầu thì có nơi chạy theo số lượng, quản lý lỏng lẻo, dễ dãi trong thực hiện quy chế khiến chất lượng giảm, dư luận xã hội không đồng tình.

Nguyên nhân chính đầu tiên thuộc về người học. Động cơ và mục tiêu không phù hợp. Đầo tạo tiến sĩ là đào tạo nhà nghiên cứu, phát triển, sản sinh tri thức mới chứ không phải đào tạo kỹ năng để hành nghề. Khung trình độ quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành nói rõ điều này.

Thứ 2 là người hướng dẫn. Hướng dẫn nghiền NCS, không có công trình khoa học, không có đề tài, hạn chế ngoại ngữ giao tiếp, hạn chế hợp tác quốc tế...

Thứ 3, là cơ sở đào tạo không chấp hành nghiêm quy chế đào tạo tiến sĩ, dễ dãi, du di, thành lập hội đồng bảo vệ thiếu khách quan.

Thứ 4, là các quy định hiện hành về mở ngành, quy trình đào tạo, quy định về kinh phí đào tạo... không còn phù hợp khiến cho cơ sở đào tạo không huy động được nguồn lực cho đào tạo tiến sĩ.

Tán đồng với ý kiến của GS Ga, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia HN, cho rằng: “Năm 1976, Việt Nam lần đầu tiên đào tạo phó tiến sĩ trong nước. 6 năm sau đào tạo tiến sĩ trong nước trong điều kiện khó khăn nhưng chất lượng tiến sĩ rất tốt, không có ai kêu ca. Thời gian qua, đào tạo tiến sĩ Việt Nam đã tiếp cận với đào tạo tiến sĩ chuẩn quốc tế. Mặc dù, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng có sự nỗ lực cơ sở đào tạo, nhiều tiến sĩ đã có nhiều bài báo quốc tế nâng chất lượng đạt chuẩn lên. Tuy nhiên, nhiều tiến sĩ có luận án bảo vệ rồi nhưng kiểm tra lại chất lượng thì không đạt do cơ sở quản lý lỏng lẻo, quy mô hiện nay đào tạo tiến sĩ quá nhiều.

GS Đức đề nghị có quy định cần sàng lọc, chất lượng đầu vào. Bên cạnh đó trách nhiệm của người hướng dẫn rất quan trọng phải có trình độ chuẩn quốc tế.

chat luong dao tao tien si viet nam thap nguyen nhan do dau

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga

Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Lan Anh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng, có điểm khác biệt trong đào tạo tiến sĩ thời gian qua, trước đây đa số tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài, còn hiện nay đa số các tiến sĩ chủ yếu được đào tạo trong nước. Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chất lượng tương đương với các nước trên thế giới. Theo đó, người hướng dẫn phải đạt chuẩn để nâng cao đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế.

Cần phải có định nghĩa rõ ràng về tiến sĩ

Những quy định căn bản nào trong quy chế cũ cần được điều chỉnh để vừa "xốc" lại quản lý nhà nước về đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo nhưng đồng thời giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo cũng như nghiên cứu sinh?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế, đào tạo tiến sĩ phải lấy chất lượng vào trọng. Vì thế phải nâng cao yêu cầu đầu vào đối với nghiên CNS, chỉ tuyển những người đăng ký làm NCS có mục tiêu học tập, động cơ học tập rõ ràng, có trình độ khoa học, ngoại ngữ nhất định.

Tập thể hướng dẫn phải có yêu cầu cao về chuyên môn, kinh nghiệm nghiên cứu. Yêu cầu cơ sở đào tạo phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí để đào tạo NCS. Về phía nhà nước cũng phải điều chỉnh chi phí đào tạo bởi chi phí hiện nay quá thấp, không đủ để đào tạo NCS có chất lượng.

chat luong dao tao tien si viet nam thap nguyen nhan do dau

GS.TSKH Trần Văn Nhung và PGS.TS Vũ Lan Anh

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước cho rằng, tiến sĩ Việt Nam đào tạo nước ngoài rất nhiều. Bất cứ nước nào thì tiến sĩ là dường cột khoa học của nước đó. Tiến sĩ cao thì trình độ GS,PGS chất lượng theo.

Tuy nhiên, trước hết Bộ GD&ĐT cần phải đưa ra được định nghĩa đầy đủ về khái niệm tiến sĩ. Trên thế giới, các nước đều có định nghĩa rất rõ ràng về tiến sĩ.

GS Nhung đề nghị tiêu chuẩn tiến sĩ cần đỏi hỏi những tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ với khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, phải có phát minh, yêu cầu không dưới 2 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI. Riêng khoa học xã hội và nhân văn không bắt buộc có các công bố quốc tế ngay, nhưng cũng cần có những tiêu chuẩn định lượng rành mạch và phải có 1 bài báo quốc tế.

GS Nhung cho hay, nên bám chặt vào tiêu chí đào tạo tiến sĩ ở khu vực và thế giới. Ít tiến sĩ cũng được nhưng phải chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Các tiến sĩ khi bảo vệ luận án phải có nghiên cứu và bằng phát minh mới.

Yêu cầu chặt đầu vào

PGS.TS Vũ Lan Anh cho rằng, đào tạo tiến sĩ chất lượng nhiều yếu tố, điều đầu tiên là chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đầu ra. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ quan trọng nhất là Học tiến sĩ làm gì? tiến sĩ phải nghiên cứu, phát minh khoa học đóng góp cho đất nước.

PGS Vũ Lan Anh mong muốn trong tương lai Bộ nên bổ sung điều kiện đầu vào của NCS là phải có nghiên cứu là bài báo hay hội thảo khoa học thì mới nhận vào NCS.

Theo GS Nhung, đào tạo tiến sĩ tiến tới hội nhập thế giới thì yêu cầu NCS phải có đầu vào cao như trình độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ là công cụ cần thiết để thỏa mãn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học mới, đạt trình độ quốc tế, có bài báo đánh giá quốc tế; về người hướng dẫn là phải có định hướng, có công trình hợp tác quốc tế...

Ngoài ra, chi phí đào tạo NCS cũng phải nâng lên, hiện nay mộ NCS chi phí mỗi năm chỉ có 15 triệu đồng/ năm thì quá ít, cần có mức đầu tư nhất định. Theo GS Nhung cần đầu tư tập trung vào số lượng nghiên cứu sinh chất lượng chứ không dàn trải đầu tư.

Đồng quan điểm, PGS.TS Lan Anh cho rằng, tiến sĩ phải có khả năng hội nhập, khả năng nghiên cứu nhưng với yêu cầu trình độ ngoại ngữ vào tiến sĩ hiện nay là 3/6, quá thấp, với trình độ này khó đọc tài liệu nước ngoài. Vậy nên cần nâng cao hơn yêu cầu đầu vào ngoại ngữ. Ngoài ra, quá trình đào tạo phụ thuộc nhiều yếu tố, giáo trình học liệu, phương pháp nghiên cứu,... yếu tố người hướng dẫn và kiểm soát đầu ra.

chat luong dao tao tien si viet nam thap nguyen nhan do dau

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức kiến nghị, để nâng cao trình độ tiến sĩ thì NCS phải thực hiện trợ giảng, tham gia bộ môn giảng dạy; gắn đào tạo tiến sĩ với phòng thí nghiệm; nâng cao chất lượng trao quyền tự chủ hơn cho cán bộ hướng dẫn; đơn giản hóa thủ tục hành chính; Công bố tối thiểu 2 bài báo quốc tế mới được. Đồng thời cần đầu tư cho nghiên cứu sinh.

Để xã hội không hoài nghi về chất lượng đào tạo tiến sĩ, theo GS Đức, mấu chốt của vấn đề là trọng dụng.

“Tiến sĩ thực chất có đầy đủ phẩm chất thì được tuyển dụng. Người hướng dẫn phải được trọng dụng; NCS làm tốt đã được trọng dụng chưa?. Suy cho cùng phải trọng dụng đúng người, người có tài năng thì xã hội sẽ tin tưởng ngay về chất lượng đào tạo tiến sĩ” - GS Đức nhấn mạnh.

Theo Hồng Hạnh/dantri.com.vn

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.