“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

(Baohatinh.vn) - Tình yêu với Truyện Kiều và lòng ngưỡng mộ cụ Nguyễn đã thôi thúc Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng (quê ở xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ) dành hết tâm sức để sản xuất bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”. Đầu xuân Tân Sửu 2021, Tiến sỹ Mừng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Hà Tĩnh.

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng

Phóng viên (PV): - Xin chào Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng! Thật vui khi biết ông là một người con của quê hương Hà Tĩnh, ông có thể giới thiệu vài nét về bản thân?

Tiến Sỹ (TS) Phạm Xuân Mừng: - Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Đức Lâm, nay là xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ). Gia đình tôi có 6 anh chị em, tôi là con thứ 3. Năm 1974, tôi tốt nghiệp Trường THPT Trần Phú và thi vào Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với kết quả thi đại học xếp thứ 2 toàn miền Bắc, tôi trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất được cử đi học tại Trường Đại học Moristôre (Matxcơva, Liên Xô cũ, nay là CHLB Nga).

Năm 1981, tôi về giảng dạy tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội). Từ năm 1984-1987, tôi được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Matxcơva. Tại đây, tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kinh tế. Về nước, tôi tiếp tục công tác giảng dạy tại trường cũ. Sau 40 năm cống hiến, năm 2015, tôi nghỉ hưu và tham gia vào công việc kinh doanh, gần đây là sản xuất bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”…

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Là người nặng ân tình với Hà Tĩnh, nhiều năm qua, Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng đóng góp nhiều tỷ đồng xây dựng quê hương. Trong ảnh: Đình làng Thượng Ích (xã Lâm Trung Thủy), di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, một trong những công trình được Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng góp công tôn tạo.

PV: Thưa Tiến sỹ, cơ duyên nào thôi thúc ông quyết định thực hiện bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”?

TS Phạm Xuân Mừng: - Thứ nhất, bởi tôi là người Hà Tĩnh. Quê hương tôi không chỉ có cảnh đẹp, nước non hữu tình mà kết tinh nhiều tầng di sản văn hóa đặc sắc. Từ nhỏ, tôi đã được tắm mình trong những làn điệu dân ca ví, giặm và những câu Kiều. Đặc biệt, Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã “tắm mát” ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ tôi bên các đấng sinh thành và anh chị em trong gia đình.

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du” do Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng đầu tư sản xuất.

Tuy chỉ là những nông dân thuần chất, mộc mạc nhưng bố mẹ tôi rất say mê Truyện Kiều. Đặc biệt, bố của tôi là cụ Phạm Sỹ Đồng, không chỉ đọc thuộc 3.254 câu thơ mà còn luôn ứng dụng những triết lý Truyện Kiều vào cuộc sống hằng ngày, nhất là trong việc dạy dỗ con cái. Chính vì thế, Truyện Kiều đã chắp cánh cho những ước mơ để tôi vươn lên, từ một cậu học sinh vùng thôn quê trở thành sinh viên xuất sắc, được Nhà nước cử đi học ở nước ngoài và có cơ hội cống hiến cho xã hội.

Khi trưởng thành, tôi luôn hướng về quê hương với mong muốn đóng góp công sức vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của ông cha. Đặc biệt là làm điều gì đó để lan tỏa giá trị của Truyện Kiều và đóng góp của cụ Nguyễn Du đối với nhân loại. Chính vì lẽ đó, sau nhiều trăn trở, tôi đã về thăm Khu di tích Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) và gặp anh Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du. Anh Khoa đã gợi ý nên làm một bộ phim về cụ Nguyễn, tôi nhận thấy đó chính là điều mình đang mong muốn. Tôi bắt đầu dành tâm ý và tiền bạc để sản xuất bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”.

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng (ngoài cùng bên phải) cùng biên kịch và đạo diễn bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du” khi đoàn phim về quay tại Nghi Xuân năm 2020

PV: - Quá trình thực hiện phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, ông gặp những khó khăn, thuận lợi gì?

TS Phạm Xuân Mừng: - Để thể hiện chân dung Đại thi hào Nguyễn Du là một vĩ nhân kiệt xuất nhưng cũng là một con người bình dị, gần gũi trong cuộc sống đời thường là rất khó. Hơn nữa, tham vọng của tôi và ê kíp là mong muốn người trẻ trong nước cũng như bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về con người cũng như sự nghiệp của cụ, nhất là tuyệt bút Truyện Kiều. Bởi vậy, chúng tôi gặp rất nhiều áp lực cả về chuyên môn lẫn hình thức thể hiện…

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng trò chuyện với phóng viên báo Hà Tĩnh

Tuy nhiên, thuận lợi lớn nhất chính là ý tưởng thực hiện bộ phim được đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà Kiều học… ủng hộ. Nhiều người đã dành hết tâm sức theo tinh thần tình nguyện để đóng góp cho bộ phim như: nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Tuấn, đạo diễn Nguyễn Văn Đức, các nhà thơ: Vương Trọng, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Sĩ Đại, nhà văn kiêm nhà Kiều học Hoàng Khôi… và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cũng như Nhân dân các địa phương: Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Thái Bình… Nhờ đó, thời điểm này, bộ phim đã hoàn thành cơ bản các cảnh quay cho cả 3 phần. Hiện, phần 1 đã ra mắt ở Hà Tĩnh và TP Hà Nội; phần 2 và 3 đang tiếp tục hoàn thiện hậu kỳ, sẽ được ra mắt trong thời gian tới.

PV: - Tính cách nào của người Hà Tĩnh khiến ông tự hào nhất?

TS Phạm Xuân Mừng: - Tôi sinh ra trên một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, khoa bảng, hiếu học, với nhiều bậc danh nhân lỗi lạc. Tôi luôn cảm thấy tự hào về những đức tính tiêu biểu của con người núi Hồng - sông La như: hiếu học, cần cù, cầu tiến, quyết liệt chinh phục thành công nhưng cũng rất sâu nặng nghĩa tình.

“Chat” với TS Phạm Xuân Mừng - người dành hết tâm sức, tiền của làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

“Chính sự hiếu học giúp người Hà Tĩnh luôn cầu tiến để chinh phục tri thức” - Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng.

Trong những tính cách tiêu biểu đó, tôi đặc biệt tâm đắc với đức tính hiếu học. Chính sự hiếu học giúp người Hà Tĩnh luôn cầu tiến để chinh phục tri thức. Có hiếu học mới học giỏi, mới sáng tạo, mới thành công và từ đó mới có cơ hội để cống hiến cho xã hội, sống ân tình với cuộc đời. Đó cũng chính là kim chỉ nam để tôi luôn khát vọng vươn lên và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

PV: - Tiến sỹ muốn gửi gắm điều gì đến người dân quê nhà nhân dịp đầu xuân mới Tân Sửu?

TS Phạm Xuân Mừng: - Tôi xin chúc bà con quê ta có một năm mới nhiều thắng lợi. Tôi cũng tin với sự kiên cường, sức mạnh đoàn kết, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh sẽ vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.

PV: - Xin cảm ơn ông, chúc ông sẽ có nhiều thành công trong năm mới và đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương Hà Tĩnh!

(thực hiện)

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Trải qua 30 năm thành lập (1994-2024) dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị nào, những người con của Hà Tĩnh tại Bình Thuận cũng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Khép lại một năm thi đấu thành công, đô cử Lê Văn Công giữ vững vị thế thống trị ở hạng cân 49 kg xuyên suốt 7 kỳ ASEAN Para Games liên tiếp từ năm 2007 đến nay. Trong niềm vui đón xuân mới, người đàn ông được mệnh danh là “lực sĩ thép” đặt ra những mục tiêu tiếp tục được khẳng định mình và cống hiến cho quê hương, đất nước.
Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Trong những ngày mùa đông phương Nam nắng mưa khoan nhặt, chúng tôi đã có dịp gặp hai “cánh chim bằng” người Hà Tĩnh, là thủ lĩnh những ngôi trường bách khoa ở 2 đầu đất nước. Đó là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết cổ truyền luôn là dịp lễ trọng đại và thiêng liêng để những người Việt sống, lao động, học tập trên khắp thế giới nói chung và những người con Hà Tĩnh xa quê nói riêng hướng lòng mình về quê cha đất tổ.
Đón tết sớm trên Nhà giàn DK1

Đón tết sớm trên Nhà giàn DK1

Với sự có mặt của đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, không khí xuân đã rộn ràng trên khắp nhà giàn DK1/10 với những chậu quất, cành mai rực rỡ sắc vàng...