(Baohatinh.vn) - Năm 2022, Hà Tĩnh xếp thứ 8 cả nước và thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Sáng nay (12/4), tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố "Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh” (PAPI) năm 2022.
Hà Tĩnh đang nỗ lực đẩy mạnh công tác CCHC.
Kết quả xếp hạng PAPI được khảo sát đánh giá trên 8 chỉ số gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.
Năm 2022, Hà Tĩnh đạt 44,3138/80 điểm nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất, xếp thứ 8/61 tỉnh, thành phố (có 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang - không đưa vào đánh giá do dữ liệu khảo sát không chính xác) và xếp thứ 3 trong các tỉnh Bắc Trung Bộ, sau Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế.
Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu với 47,8763/80 điểm và Cao Bằng là địa phương xếp vị trí cuối với 38.8037/80 điểm.
Bảng phân tích các chỉ số thành phần PAPI của Hà Tĩnh năm 2022 so với năm 2021.
So với năm 2021, Hà Tĩnh giảm 1 bậc về chỉ số PAPI. Qua phân tích các chỉ số thành phần cho thấy, chỉ số quản trị điện tử tăng ấn tượng nhất so với năm 2021, với mức tăng 0,34 điểm, 14 bậc, từ bậc 30 lên 16.
Chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân tăng 1 bậc (từ thứ 3 lên thứ 2), chỉ số về thủ tục hành chính công tăng 1 bậc (từ thứ 13 lên 12).
Tuy vậy, chỉ số thứ 7 về quản trị môi trường giảm mạnh với mức giảm 16 bậc (từ thứ 10 xuống thứ 26); chỉ số về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công giảm 15 bậc (từ thứ 14 xuống thứ 29); chỉ số về tham gia của người dân ở cơ sở và cung ứng dịch vụ công đều giảm 5 bậc; chỉ số công khai minh bạch giảm 4 bậc.
Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh khóa XVIII, các nội dung liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Tĩnh nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.
Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ ân cần thăm hỏi, động viên các cụ, các mẹ luôn giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục sống vui, sống khỏe.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bỏ quy định thi nâng ngạch, thay bằng việc bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm. Cán bộ xã đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công chức.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại chính quyền cấp xã sẽ được tổ chức theo hướng kiêm nhiệm để giảm số lượng và không nhất thiết bố trí cấp phó ở các cơ quan chuyên môn.
Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng Miếu thờ liệt sĩ lòng hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và mở rộng với tổng diện tích khoảng 5.000 mét-vuông.
Hà Tĩnh vừa hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 với tỷ lệ đồng tình cao hơn 98,8%. Điều đó không chỉ cho thấy đề án được chuẩn bị công phu, đảm bảo chất lượng mà còn thể hiện tinh thần tâm huyết, trách nhiệm của người dân trước thời cơ, vận hội mới của quê hương, đất nước.
HĐND các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biểu quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cao.
Hà Tĩnh đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân về dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Quá trình lấy ý kiến một lần nữa cho thấy sự đồng tình cao về chủ trương sắp xếp cũng như sự quan tâm đặc biệt với những vấn đề như tên gọi đơn vị mới hay trung tâm hành chính sau sắp xếp…
Tên các xã, phường mới sau sáp nhập ở Hà Tĩnh được đặt trên cơ sở nghiên cứu kỹ các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp xu thế hội nhập…, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 25/4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Hà Tĩnh khảo sát việc lấy ý kiến dân về sáp nhập xã, đảm bảo dân chủ, đúng quy trình, hướng tới tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển KT-XH.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đề nghị lãnh đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án 06.
Sau khi Hà Tĩnh đồng loạt triển khai lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, người dân các địa phương đã sôi nổi tham gia với sự đồng tình, ủng hộ cao.
Đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ 2 tháng nữa, cả nước sẽ vận hành mô hình mới "chưa có tiền lệ".
Chủ động các bước chuẩn bị, đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng để tiến hành lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã với tin tưởng, kỳ vọng, đồng thuận cao.
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tổ chức các hội nghị góp ý, nhất là với những dự án luật quan trọng; nắm bắt những bất cập, chồng chéo trong thi hành luật để phản ánh tại diễn đàn Quốc hội.
Đại biểu đánh giá cao kết quả xây dựng NTM; đồng thời bỏ phiếu, nhất trí đề nghị Trung ương xét, công nhận Đức Thọ và Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn huyện NTM nâng cao với tỷ lệ 100%.
Lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh yêu cầu các phòng, ban, địa phương tiếp tục tập trung cao cho công tác bám nắm, xử lý các vụ việc, kiến nghị của công dân đúng quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện, đội ngũ viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được cơ cấu lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả.