(Baohatinh.vn) - Từ 64,87 điểm, xếp vị trí 27 của cả nước năm 2021, Hà Tĩnh đã vươn lên vị trí thứ 18 với 67,18 điểm trong năm 2022, tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng.
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Chỉ số PCI do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh.
Bảng xếp hạng PCI 2022 của top 30 tỉnh, thành
Báo cáo PCI năm 2022 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và 1.282 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, kể từ khi bắt đầu tiến hành vào năm 2005 tới nay, đã có 176.496 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI, phản ánh các khía cạnh đa dạng của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Báo cáo PCI năm nay cho thấy, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao trong bảng xếp hạng.
Trong khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh tiếp tục xếp thứ 2, sau tỉnh Thừa Thiên Huế (xếp thứ 6 toàn quốc); Nghệ An xếp thứ 3 với 66,6 điểm (xếp thứ 23/63 tỉnh/thành).
Trong bảng xếp hạng PCI 2022, Hà Nội xếp vị trí 20, tụt 10 bậc so với năm 2021, trong khi TP Hồ Chí Minh xếp vị trí 27, tụt 13 bậc so với năm 2021.
Ở phía các địa phương có điểm thấp, Cao Bằng tiếp tục ở vị trí cuối bảng với 59,58 điểm; Điện Biên ở vị trí 62/63 với 59,85 điểm; Bạc Liêu đứng thứ 61 với 60,36 điểm.
Được biết, 67,18 cũng là điểm số cao nhất của Hà Tĩnh trong 6 năm gần đây (2017 - 2022).
Triển khai xây dựng và công bố từ năm 2005, chỉ số PCI là một bộ chỉ số hợp thành bởi 10 chỉ số thành phần, bao gồm: chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động của chính quyền địa phương; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp ý và an ninh trật tự.
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Hơn 300 cán bộ cốt cán thôn, tổ dân phố thuộc 16 xã, thị trấn trên địa bàn tham gia hội nghị đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh vào cuộc quyết liệt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công dân để giải quyết đơn thư, vụ việc đảm bảo đúng luật định.
HĐND huyện Cẩm Xuyên khóa XX nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND huyện và thông qua một số tờ trình, nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 12 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh từ ngày 15/11/2024 đến ngày 10/2/2025 trên toàn tỉnh.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh chủ trì phiên thảo luận tổ của Quốc hội về các dự án giao thông, nhà ở quan trọng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị rà soát kỹ từng nội dung, bảo đảm căn cứ pháp luật và tính khả thi để trình kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Cử tri các địa phương ở Hà Tĩnh đã phản ánh, đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, NTM, sáp nhập đơn vị hành chính, xây dựng hạ tầng…
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải giao các sở, ban, ngành Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ rà soát những vấn đề cử tri kiến nghị, đề xuất, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, tham mưu phương án giải quyết.
Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thông qua đối thoại, nhiều vướng mắc đã được cấp ủy, chính quyền huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) giải quyết kịp thời, tạo sự đồng thuận trong xã hội và củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, quan tâm đến xây dựng hạ tầng đô thị là những nội dung cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị tới tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.
Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu góp ý nhằm hoàn thiện Nghị quyết hướng đến mục tiêu xử lý hiệu quả và kịp thời các tài sản, vật chứng trong quá trình tố tụng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu và công khai, minh bạch trong thi tuyển, Hà Tĩnh đã vào cuộc mạnh mẽ và thu hút nhiều nhân tài về công tác trên địa bàn theo Nghị định 140 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Hóa chất.
Trong 193 năm, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) luôn phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu vươn lên thành địa phương có nhiều điểm sáng trong các phong trào ở huyện Hương Sơn.
Đại biểu HĐND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khóa XX đã biểu quyết thông qua 3 nghị quyết liên quan đến điều chỉnh dự toán chi thường xuyên, kế hoạch vốn đầu tư công và chủ trương đầu tư dự án...
Với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, dân chủ, ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã có buổi đối thoại với cán bộ đoàn thanh niên trên địa bàn.
Hưởng ứng đợt thi đua, cả hệ thống chính trị huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung hoàn thành toàn diện và vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.
Nghiên cứu hỗ trợ thêm xi măng, đẩy mạnh các mô hình khuyến nông, phát triển nông nghiệp hữu cơ... là những đề xuất được cử tri huyện Vũ Quang, Cẩm Xuyên gửi gắm tới tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tin tưởng với sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Donald Trump, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả, bền vững.