(Baohatinh.vn) - Năm 2022, Hà Tĩnh xếp thứ 8 cả nước và thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Sáng nay (12/4), tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố "Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh” (PAPI) năm 2022.
Hà Tĩnh đang nỗ lực đẩy mạnh công tác CCHC.
Kết quả xếp hạng PAPI được khảo sát đánh giá trên 8 chỉ số gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.
Năm 2022, Hà Tĩnh đạt 44,3138/80 điểm nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất, xếp thứ 8/61 tỉnh, thành phố (có 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang - không đưa vào đánh giá do dữ liệu khảo sát không chính xác) và xếp thứ 3 trong các tỉnh Bắc Trung Bộ, sau Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế.
Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu với 47,8763/80 điểm và Cao Bằng là địa phương xếp vị trí cuối với 38.8037/80 điểm.
Bảng phân tích các chỉ số thành phần PAPI của Hà Tĩnh năm 2022 so với năm 2021.
So với năm 2021, Hà Tĩnh giảm 1 bậc về chỉ số PAPI. Qua phân tích các chỉ số thành phần cho thấy, chỉ số quản trị điện tử tăng ấn tượng nhất so với năm 2021, với mức tăng 0,34 điểm, 14 bậc, từ bậc 30 lên 16.
Chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân tăng 1 bậc (từ thứ 3 lên thứ 2), chỉ số về thủ tục hành chính công tăng 1 bậc (từ thứ 13 lên 12).
Tuy vậy, chỉ số thứ 7 về quản trị môi trường giảm mạnh với mức giảm 16 bậc (từ thứ 10 xuống thứ 26); chỉ số về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công giảm 15 bậc (từ thứ 14 xuống thứ 29); chỉ số về tham gia của người dân ở cơ sở và cung ứng dịch vụ công đều giảm 5 bậc; chỉ số công khai minh bạch giảm 4 bậc.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.
Tổ công tác số 7 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công, hướng tới tăng trưởng trên 8% năm 2025 tại các bộ, ngành, trong đó có Hà Tĩnh.
Chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác hôm nay một lần nữa cho thấy, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về đất đai; tạo đồng thuận trong hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác phối hợp, tối ưu hóa dữ liệu, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giải quyết hồ sơ cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu cán bộ phụ trách lĩnh vực đất đai phải tận tâm, trách nhiệm khi giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân.
Trong 46 đại biểu của 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia tham gia chương trình bồi dưỡng lãnh đạo trẻ có đồng chí Hoàng Cẩm Thạch - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Tây (Hà Tĩnh).
Chiều 14/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN 6 tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác.
Từ 7/2025, công chức dôi dư sau sáp nhập hưởng chính sách riêng của nghị định 154; người tự nguyện hoặc buộc thôi việc áp dụng nghị định 170, quyền bảo hiểm vẫn giữ.
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Trung tâm phục vụ hành chính công của các phường mới tại khu vực KKT Vũng Áng đang vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh tại Hà Tĩnh.
Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, dự kiến khai mạc lúc 8h ngày 23/7/2025 tại hội trường tầng 1, trụ sở UBND tỉnh.
Cùng với kiện toàn các chức danh, phân công nhiệm vụ cụ thể, HĐND cấp xã ở Hà Tĩnh đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
Cử tri xã Kỳ Anh và các xã, phường lân cận kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhiều chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã và phản ánh các vấn đề dân sinh trên địa bàn.
Hội nghị trực tuyến về công tác tư pháp sau sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm định hướng, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác tư pháp tại cơ sở.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Hiện nay, mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ. Có 5 trường hợp nhận tiền phải kê khai và nộp thuế theo quy định.
Ngày 10/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra công tác vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã: Mai Hoa, Thượng Đức, Vũ Quang, Hương Bình, Hương Xuân và Hương Phố.
Phường Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đổi tên 16 tổ dân phố do trùng lặp sau sắp xếp đơn vị hành chính để đảm bảo thuận tiện cho người dân, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân, đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của bộ máy chính quyền mới.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh, Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam và HĐND các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh là sự kiện quan trọng, cần tập trung triển khai đảm bảo trang trọng, ý nghĩa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, các địa phương phải dồn sức cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, tập trung xây dựng quy hoạch vùng với tầm nhìn chiến lược, từ đó tạo đà tăng trưởng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.