Bộ Y tế phân bổ hơn 2,9 triệu liều vaccine AstraZeneca

Theo kế hoạch Bộ Y tế phân bổ hơn 2,9 triệu liều vaccine AstraZeneca, TP HCM và Hà Nội nhận nhiều nhất với 270.000 liều mỗi nơi.

Quyết định phân bổ 2,9 triệu liều vaccine Covid-19 AstraZeneca (đợt 15 và 16), được Thứ trưởng Trương Quốc Cường ký ngày 28/7. Đây là vaccine do công ty VNVC nhập khẩu và từ cơ chế Covax Facility cung ứng.

Theo đó, vaccine được phân bổ cho các tỉnh thành, 23 bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và lực lượng công an, quân đội.

Khu vực miền Bắc nhận 1.071.200 liều. Trong đó, TP Hà Nội nhận nhiều nhất, kế tiếp là Thanh Hóa và Nghệ An cùng 56.000 liều, Bắc Giang 38.200 liều...

Khu vực miền Trung được phân bổ tổng cộng 342.000 liều. Trong đó, Thừa Thiên Huế 38.300 liều, Quảng Bình 20.300 liều, Đà Nẵng 54.000 liều...

Khu vực Tây Nguyên được phân bổ tổng số 92.300 liều, gồm Kon Tum nhận 11.900 liều, Đăk Nông 13.400 liều, Gia Lai 32.000 liều và Đăk Lăk 35.000 liều.

Khu vực miền Nam nhận 1.097.700 liều, trong đó TP HCM nhận nhiều nhất, kế đó là Bình Dương và Đồng Nai đều 73.000 liều, Cần Thơ 39.400 liều, Long An 53.700 liều...

Bộ Y tế phân bổ hơn 2,9 triệu liều vaccine AstraZeneca

Lô vaccine AstraZenca vfe sân bay Tân Sơn Nhất ngày 29/7. Ảnh: Phong Lan.

Bộ Y tế cũng phân bổ 245.000 liều cho các bệnh viện trực thuộc Trung ương. Trong đó, Bệnh viện Thống Nhất nhận nhiều nhất là 24.000 liều. Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi đơn vị nhận 22.000 liều.

Lực lượng Quân đội và công an cùng được phân bổ 31.000 liều.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tổ chức tiếp nhận, tiêm chủng an toàn. Trường hợp không sử dụng hết vaccine hoặc có nhu cầu sử dụng thêm thì phối hợp với các dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur TPHCM để chủ động điều phối.

Theo Lê Nga/VNE

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).