Sáng nay (21/8), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức thông xe toàn tuyến hầm đường bộ Đèo Cả. Đây là hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam. Việc đưa hầm vào vận hành khai thác sẽ rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.
Trước đó, ngày 15/8, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, sau khi kiểm tra công trình, đã đánh giá hầm đường bộ Đèo Cả đủ điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng.
Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, điểm đầu dự án tại Km1353+150 QL1A trên địa bàn tỉnh Phú Yên, điểm cuối dự án tại Km1374+525 QL1A trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Dự án do Công ty Cổ phần Đèo Cả làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài dự án 13,19km, trong đó hầm Đèo Cả dài 4.125m, hầm Cổ Mã dài 500m.
Sau 8 năm triển khai dự án, hầm đường bộ Đèo Cả chính thức thông xe và đưa vào khai thác hôm nay (21/8)
Hai hạng mục chính của dự án là hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã có quy mô và trang thiết bị vận hành hiện đại nhất trong các hầm đường bộ trên Quốc lộ 1 hiện nay với 2 ống hầm song song, mỗi ống có 2 làn xe khai thác cùng chiều đảm bảo vận tốc khai thác 80 km/h.
Đây là công trình hầm đường bộ quy mô lớn đầu tiên được thực hiện theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) bằng nguồn vốn trong nước bởi chủ đầu tư và các nhà thầu Việt Nam, tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.
Việc đưa hầm đường bộ Đèo Cả vào khai thác sử dụng giúp rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.
Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ trực tiếp tạo điều kiện để kết nối 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tạo thuận lợi về lưu thông giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và cả nước.
Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ miễn phí lưu thông cho mọi phương tiện trong những ngày đầu khai thác, dự kiến việc thu phí sẽ được thực hiện sau 2/9
Khi lưu thông qua khu vực Đèo Cả, người dân có quyền lựa chọn đi qua hầm (mất phí) hoặc đi qua đường đèo không mất phí.
Chủ phương tiện có thể chọn đi tuyến đường đèo cũ (đường có xe khách đang chạy) để không phải trả phí.
Theo chủ đầu tư Dự án, việc thu phí hoàn vốn cho dự án được thực hiện từ ngày 3/9/2017 trên cơ sở hợp đồng dự án và quy định mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Bà con nông dân Hà Tĩnh đã chủ động chống rét cho số diện tích mạ vừa gieo, tích cực làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân làm thủy lợi sẵn sàng xuống giống trà lúa chính vụ xuân 2025.
Thời tiết mưa lạnh kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị sưởi, đồ dùng sinh hoạt mùa đông ở Hà Tĩnh tăng cao, nhiều cửa hàng ghi nhận sức mua tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2024, ngành Thuế Hà Tĩnh đã thực hiện gia hạn, miễn giảm hơn 2.500 tỷ đồng tiền thuế nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp “sống khỏe” để thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp tết Ất Tỵ sắp tới, thời điểm này, nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất hương tại Hà Tĩnh đang tất bật sản xuất, nâng cao sản lượng.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên mai vàng Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho búp nhiều, đều và đẹp. Dự kiến sẽ có hơn 3.000 gốc mai được cung ứng ra thị trường dịp tết Ất Tỵ 2025.
Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Tĩnh đang hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp BHXH (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 20/12 của Báo Hà Tĩnh.
Thị trường bất động sản Việt Nam cuối năm 2024 có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi dòng vốn đổ về các tỉnh lẻ với quỹ đất rộng lớn, mức giá hấp dẫn và hạ tầng ngày càng được đầu tư.
Trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp của Hà Tĩnh đang có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng chiếm đa số với 150 dự án.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo cập nhật mới nhất từ các ngân hàng, đã có hơn 38 triệu tài khoản được cài đặt sinh trắc học. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 19/12 của Báo Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Giá vàng hôm nay 19/12/2024: Giá vàng thế giới hôm nay giảm hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hạ lãi suất.
Những ngày cuối năm, các doanh nghiệp Hà Tĩnh đang tất bật, khẩn trương sản xuất, kinh doanh, hoàn thành những đơn hàng cuối cùng, nỗ lực "cán đích" các mục tiêu của năm.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
NHNN Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng… triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 18/12 của Báo Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tăng cường các giải pháp nhằm phòng ngừa tai nạn điện trong Nhân dân khi nhu cầu trang trí các thiết bị điện tăng cao dịp lễ, tết.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.