Tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn nuôi liên kết với Công ty Quế Lâm

(Baohatinh.vn) - Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...

Chiều 7/5, huyện Hương Sơn phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn năm 2025.

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Lương Quốc Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Hồng Lam chủ trì hội nghị.

bqbht_br_img-6456.jpg
Đại biểu tham dự hội nghị.

Trong 4 năm hợp tác với huyện Hương Sơn, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã triển khai thực hiện 1 mô hình sản xuất lúa DT39 tại xã Tân Mỹ Hà, cho chất lượng gạo ngon, năng suất đạt 2,5 tạ/sào.

Công ty Quế Lâm cũng đã hỗ trợ phân bón và một phần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để người dân các xã như Hàm Trường, Kim Hoa đầu tư, chăm sóc theo quy trình trồng cam hữu cơ và làm hồi sinh hàng trăm cây cam bị vàng lá tại 9 hộ gia đình ở các xã Kim Hoa, Quang Diệm, Sơn Giang.

Về chăn nuôi, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã có 10 mô hình hộ chăn nuôi lợn liên kết với Công ty Quế Lâm, với tổng số 25 lợn nái, 100 lợn thịt tại các xã Hàm Trường, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2.

bqbht_br_z6577527385468-de1f9a1e2901e8ca556b47234d6a1724.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng đánh giá kết quả thực hiện chương trình liên kết.

Những mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt theo quy trình của Công ty Quế Lâm trên địa bàn huyện Hương Sơn đến nay đã phát triển và đảm bảo vệ sinh môi trường, cho hiệu quả cao, giá thu mua ổn định, đảm bảo đầu ra, được người tiêu dùng đánh giá cao. Điển hình như hộ anh Trần Ngọc Sơn ở xã Hàm Trường (nuôi 9 con lợn nái, 50 con lợn thịt), hộ chị Hồ Thị Hà ở xã Sơn Kim 1 (nuôi 4 con lợn nái, 40 con lợn thịt).

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích một số nguyên nhân đạt được trong việc triển khai liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn; những khó khăn trong việc áp dụng quy trình hữu cơ mới trên địa bàn. Các hộ chăn nuôi liên kết với Công ty Quế Lâm cũng chia sẻ những kinh nghiệm và hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện chăn nuôi liên kết.

bqbht_br_img-6474.jpg
Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 Phan Thanh Tùng: Những mô hình hợp tác chăn nuôi liên kết giữa xã Sơn Kim 1 với Công ty Quế Lâm không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo môi trường trong cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số ý kiến cho rằng, do người dân đang quen với tập quán sản xuất, chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, phân bón vô cơ cho cây trồng nên việc áp dụng quy trình hữu cơ bước đầu còn hạn chế. Hơn nữa, huyện không có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả của việc chăn nuôi liên kết giữa các hộ với Công ty Quế Lâm vẫn chưa đáp ứng như kỳ vọng.

bqbht_br_img-6469.jpg
Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Lương Quốc Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Lương Quốc Tuấn cảm ơn Công ty Quế Lâm đã hợp tác, hỗ trợ Nhân dân Hương Sơn về quy trình sản xuất, chăn nuôi theo hướng tuần hoàn hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong những năm qua.

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Lương Quốc Tuấn bày tỏ mong muốn Công ty Quế Lâm tiếp tục quan tâm giúp đỡ huyện bảo tồn, nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi hươu, sản xuất cam bù - vốn là thế mạnh, đặc sản của huyện.

Lãnh đạo huyện đề nghị thời gian tới, công ty tạo điều kiện mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức trồng trọt, chăn nuôi tại huyện Hương Sơn để bà con Nhân dân đỡ vất vả và tốn kém khi vào TP Huế học hỏi quy trình sản xuất, chăn nuôi theo hướng tuần hoàn hữu cơ.

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn cũng đề nghị các xã trên địa bàn tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn nuôi liên kết với công ty để nâng cao giá trị sản xuất, chăn nuôi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.