Dưa đầu mùa được giá, nông dân Nghi Xuân phấn khởi thu hoạch

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.

bqbht_br_2.jpg
Ông Phan Văn Du ở thôn Vân Thanh Bắc bám đồng thu hoạch dưa bở đầu mùa.

Dưới tiết trời nắng nóng, ông Phan Văn Du ở thôn Vân Thanh Bắc, xã Cổ Đạm hái những quả dưa bở to tròn, vàng ươm để mang tiêu thụ. “Năm nay, gia đình tôi xuống giống các loại dưa bở, dưa hấu trên diện tích 1,7 ha, trong đó, 0,8 ha dưa bở đang vào kỳ thu hoạch. Mặc dù năm nay dưa không to quả như các năm trước nhưng bù lại quả đều, đẹp nên vẫn được thương lái thu mua với giá cao. Những ngày qua, tôi thu hoạch được hơn 1 tấn dưa bở, cho thu nhập gần 20 triệu đồng. Dự kiến hết mùa dưa, gia đình tôi thu về khoảng 180 triệu đồng” – ông Du chia sẻ.

bqbht_br_6.jpg
Nông dân phấn khởi thu hoạch dưa lê vàng Hàn Quốc.

Thời điểm này, gia đình anh Lê Văn Đông ở thôn Kỳ Tây cũng tất bật thu hoạch các loại dưa bở, dưa lê trên diện tích 4 sào. Đặc biệt, năm nay, anh đưa vào trồng thử nghiệm 1 sào giống dưa lê vàng Hàn Quốc. Anh Đông cho biết: Ngoài giống lê truyền thống, năm nay, tôi mạnh dạn đầu tư trồng giống dưa lê Hàn Quốc nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập. Nhờ mua được giống tốt, chăm sóc đảm bảo quy trình kỹ thuật, loại dưa này cho năng suất ước đạt gần 8 tạ/sào. Dưa Hàn Quốc có vị ngọt đậm đà nên được khách hàng ưa chuộng, hiện anh xuất bán được 3 tạ bán với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Thời tiết nắng nóng, nhu cầu cao nên các hộ tích cực thu hoạch dưa chín để kịp mang đi tiêu thụ. Sau thu hoạch, người dân lựa chọn quả to, đẹp nhập sỉ cho thương lái, chủ yếu ở TP Vinh (Nghệ An). Ngoài ra, bà con bày bán trực tiếp cho khách qua đường và mang đi tiêu thụ tại các chợ địa phương trong huyện. Hiện tại, dưa bở, dưa lê có giá khá tốt, bình quân từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng so cùng thời điểm năm trước.

bqbht_br_9.jpg
Dưa bở, dưa lê Cổ Đạm hiện được bán với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo người dân ở đây, dưa bở, dưa lê, dưa hấu là giống cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít công chăm sóc, rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Các loại dưa sẽ cho thu hoạch từ 50 – 65 ngày sau khi xuống giống. Để thuận lợi cho chăm sóc và tiêu thụ, các hộ dân ở đây thường xuống giống theo nhiều đợt. Do đó, có thể rải vụ thu hoạch, bắt đầu từ tháng 5 đến đầu tháng 7 nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường vào mùa hè nắng nóng.

3.jpg
Dưa bở đầu vụ cho năng suất ước đạt 1,3 tấn/sào.

Lứa dưa đầu tiên trong năm được bà con nông dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật; đầu tư chăm sóc, phân bón hợp lý nên phát triển tốt, ít sâu bệnh, đậu quả cao. Nhìn chung, ước tính mỗi sào dưa lê cho năng suất khoảng 1,1 tấn, dưa bở 1,3 tấn. Riêng dưa hấu ước đạt gần 2 tấn/sào nhưng khoảng hơn 1 tuần nữa mới đến kỳ thu hoạch.

Vào những ngày hè nắng nóng, dưa là loại trái cây được tiêu thụ mạnh, vừa giải nhiệt vừa tăng cường sức khỏe. Bởi vậy, các sản phẩm dưa Cổ Đạm luôn được khách hàng ưa chuộng vì có vị thơm, ngon, mọng nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

bqbht_br_8.jpg
Dưa Cổ Đạm được khách hàng ưa chuộng trong những ngày hè nắng nóng.

Ông Trần Trọng Quý – Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm cho biết: Cổ Đạm là vùng đất có truyền thống trồng dưa đã lâu. Mấy năm gần đây, người dân không chỉ mở rộng diện tích dưa bở mà còn cơ cấu thêm các giống dưa lê, dưa hấu vào trồng. So với các loại cây trồng cạn như: ngô, lạc… thì các loại dưa mang lại thu nhập cao gấp 3 lần. Toàn xã hiện có hơn 35 ha trồng các loại dưa, tăng 10 ha so với năm trước, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân.

Năm nay, dưa đầu mùa năng suất ổn định, được giá, người trồng dưa ở Cổ Đạm hết sức phấn khởi. Sau thu hoạch, bà con nông dân tiếp tục đầu tư công sức, phân bón chăm sóc tốt cho những lứa dưa tiếp theo với kỳ vọng thời tiết thuận lợi, năng suất, giá cả ổn định, mang lại một vụ dưa thắng lợi toàn diện.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.