Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

(Baohatinh.vn) - Ngày 28/3, đồng chí Lê Đình Sơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi tiếp công dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc phỏng vấn Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn về những vấn đề quan trọng khi thực hiện quy định này.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

P.V: Thưa Bí thư Tỉnh ủy! Việc tiếp dân, từ lâu đã là câu chuyện “không mới”. Vậy, tại sao lần này, Bộ Chính trị lại ban hành văn bản để quy định việc tiếp dân, thưa Bí thư?

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết. Tuy nhiên, việc tổ chức đưa nghị quyết đi vào cuộc sống vẫn còn cả quá trình, thậm chí có thời điểm, có nơi, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Cũng trong quá trình lãnh đạo đất nước, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân càng thắm thiết, thắt chặt. Sức mạnh của Đảng từ nhân dân, Đảng cũng vững mạnh lên nhờ niềm tin của nhân dân và đời sống nhân dân là thước đo sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay là lãnh đạo phải có sản phẩm. Sản phẩm đó là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây cũng là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”… Muốn biết “việc hại”, “việc lợi” cho dân thì Đảng phải nghe dân. Đảng muốn lãnh đạo thì phải lắng nghe nhân dân, lắng nghe bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, trong đó có tiếp dân, đối thoại với dân.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Những năm qua, Đảng ta đã nêu cao quyết tâm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh không khoan nhượng với tệ tham nhũng. Niềm tin vào Đảng được vun đắp từ lòng tin của nhân dân. Tuy vậy, thực tế hiện nay, đời sống người dân vẫn còn những khó khăn; những bức xúc của người dân có lúc, có nơi chưa được giải quyết; tình hình tiêu cực tham nhũng vẫn còn. Muốn phát hiện, phòng chống các tiêu cực, tham nhũng, không giải pháp nào hữu hiệu bằng việc Đảng phải nghe dân phản ánh, kiến nghị để có giải pháp.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Đồng chí Lê Đình Sơn ân cần thăm hỏi, động viên và trò chuyện với bà Trần Thị Liệu - vợ liệt sỹ ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân) tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2019 của Bí thư Tỉnh ủy.

Quá trình tổ chức lãnh đạo, Đảng ta khẳng định vai trò, vị trí của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng bằng các quy định hết sức quan trọng, thể hiện cụ thể tính ràng buộc trách nhiệm. Quy định số 11-QĐi/TW do Bộ Chính trị ban hành lần này đã tiếp tục khẳng định điều đó. Bởi vậy, quy định này rất quan trọng, cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

P.V: Việc tiếp dân đã được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tiếp công dân. Trên thực tế, từ lâu, trong tư cách là Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh đã tiếp dân theo đúng quy định. Vậy, việc tiếp dân lần này có gì khác trước, thưa Bí thư?

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Với tư cách là Chủ tịch HĐND tỉnh, việc tiếp dân được thực hiện để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh và giám sát việc tiếp dân của UBND tỉnh. Lần này, theo Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị, người đứng đầu cấp ủy từ cấp tỉnh đến cấp xã phải tiếp dân định kỳ. Người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng; người đứng đầu cấp ủy cấp xã tiếp dân ít nhất 2 ngày trong 1 tháng. Điều này càng cần thiết để gắn chặt trách nhiệm vừa là bí thư cấp ủy vừa là chủ tịch HĐND; đặc biệt khẳng định vai trò lãnh đạo của bí thư cấp ủy.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn trong chuyến công tác tại Can Lộc.

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong công tác tiếp dân, Bí thư Tỉnh ủy đã tổ chức tiếp dân vào ngày 28/3/2019. Người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh đã gương mẫu tiếp dân thì dứt khoát người đứng đầu cấp ủy cấp huyện, cấp xã phải thực hiện nghiêm túc. Tiếp dân là trách nhiệm của Đảng với nhân dân, buộc phải làm và làm thường xuyên để lắng nghe, giải quyết theo thẩm quyền. Việc tiếp dân phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong tiếp dân, bí thư cấp ủy cũng phải nói rõ quan điểm, Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, bằng nhiều phương thức như: Qua tổ chức đảng, đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát; thực hành nêu gương của người đứng đầu... Điều này cũng giải thích cho dân rõ. Cho nên, những vấn đề thuộc thẩm quyền của bí thư cấp ủy thì sẽ đối thoại, trao đổi và giải quyết, việc nào giải quyết được ngay thì trả lời trực tiếp cho dân; nếu những vấn đề liên quan đến cán bộ, đặc biệt là tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị trong khi chưa có kiểm tra, giám sát thì sẽ tiếp thu và tổ chức kiểm tra, làm rõ để trả lời công dân.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Đối với những vấn đề công dân kiến nghị nhưng thuộc công tác quản lý nhà nước thì đồng chí Bí thư Tỉnh ủy không làm thay mà lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết thông qua tổ chức đảng và các đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên thực tế, người dân chủ yếu kiến nghị về đất đai, chế độ chính sách, giải phóng mặt bằng… thì đây là thẩm quyền giải quyết của cơ quan Nhà nước. Vậy, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trách nhiệm người đứng đầu phải chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền giải quyết kiến nghị của công dân.

P.V: Việc tiếp công dân với nhiều quy định như vậy liệu có ít nhiều gây “mất thời gian” cho các tổ chức, cá nhân liên quan, ảnh hưởng đến cải cách hành chính và thực hiện các nhiệm vụ khác? Theo Bí thư, nên có giải pháp như thế nào để thực hiện có hiệu quả, hài hòa nhất các quy định?

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Trong lần thứ nhất tiếp công dân theo Quy định số 11-QĐi/TW, có những việc thuộc UBND tỉnh, thuộc sở, ngành, Bí thư Tỉnh ủy đã giao ngay và có quy định rõ thời gian báo cáo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh việc giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân. Cuộc tiếp dân vừa qua, các tổ chức, cá nhân liên quan đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm, thấu tình, đạt lý, cũng rất cụ thể và thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Do vậy, người dân rất hài lòng và tin tưởng.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Dù vậy, Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW. Việc tiếp công dân như vừa qua là cách làm bước đầu của Hà Tĩnh khi thực hiện quy định. Nếu như liên tục tiếp dân hàng tháng mà người dân nhầm lẫn vai trò lãnh đạo của Đảng và việc giải quyết của Nhà nước thì dễ tạo nên áp lực không đáng có, thậm chí người dân đề nghị Bí thư Tỉnh ủy giải quyết những việc không thuộc thẩm quyền của cấp ủy mà thuộc thẩm quyền của UBND các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, giải quyết thấu đáo những vấn đề người dân kiến nghị

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất, xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

Theo quy định của Đảng, của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tiếp công dân, Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân 1 tháng ít nhất 1 ngày và đối với Chủ tịch HĐND tỉnh ít nhất 1 quý 1 ngày; Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân ít nhất là 1 ngày trong 1 tháng. Vậy, nên chăng, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh cùng tiếp dân để vừa Đảng lãnh đạo, lắng nghe, vừa Nhà nước giải quyết trực tiếp. Điều này chính là giải quyết nhanh những vấn đề mà người dân cần, không để khoảng cách trung gian, kéo dài thời gian, chính là cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và cả bộ máy cùng tiếp dân, giải quyết thấu đáo những vấn đề dân kiến nghị.

P.V: Xin cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy!

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast