Bỏ sổ hộ khẩu là văn minh, tạo thuận lợi cho người dân

Nhiều ý kiến cho rằng bỏ sổ hộ khẩu là văn minh, phù hợp với xu hướng của thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính.

Bỏ sổ hộ khẩu là văn minh, tạo thuận lợi cho người dân

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN.

Sáng 10/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Cư trú sửa đổi, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với các nội dung trong tờ trình của Chính phủ.

Một số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Luật Cư trú, trong đó có việc thay thế sổ hộ khẩu bằng mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là văn minh, phù hợp với xu hướng của thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính.

Bỏ sổ hộ khẩu là văn minh, tạo thuận lợi cho người dân

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu. Ảnh: TTXVN

Đối với việc giao cho HĐND tại các địa phương quy định điều kiện về thường trú, một số ý kiến đề nghị, cần lưu ý để tránh việc tạo ra các quy định mới khó kiểm soát, phá vỡ tính thống nhất của Luật.

Về thời điểm có hiệu lực pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Công an và địa phương chỉ đạo đẩy nhanh việc tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số định danh cá nhân, đầu tư trang thiết bị để Luật có hiệu lực vào 1/7/2021 theo lộ trình đề ra.

Các ý kiến cũng cho rằng việc quy định thời điểm chuyển tiếp đến 31/12/2025, nghĩa là sau 5 năm nữa mới bỏ được sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là quá dài.

Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị ban soạn thảo rà soát các thông tư, nghị định để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định cho phù hợp với Luật bởi hiện có tới 30 thủ tục hành chính cần tới sổ hộ khẩu.

Theo VTV

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.