Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Trên cơ sở những khó khăn, bất cập mà huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chia sẻ, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gợi mở nhiều định hướng phát triển cho các xã mới sáp nhập.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Chiều nay (28/4), Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp về các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương dẫn đầu đã có buổi làm việc với huyện Cẩm Xuyên.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Cẩm Xuyên cùng dự.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ tham dự buổi làm việc.

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Xuyên đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc; UBND huyện đã tổ chức triển khai đề án cụ thể việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đạt được nhiều kết quả.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà báo cáo kết quả thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện sắp xếp 7 đơn vị hành chính cấp xã thành 3 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 4 đơn vị, đưa số đơn vị hành chính cấp xã từ 27 đơn vị (trước sắp xếp) giảm còn 23 đơn vị (sau khi sắp xếp).

Sau sắp xếp đã tiến hành rà soát, lựa chọn trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới để đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức cũng như tạo thuận lợi cho người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính. Đồng thời, ổn định tổ chức bộ máy để đi vào vận hành hiệu quả ngay sau khi sắp xếp; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Cùng với việc sắp xếp đơn vị hành chính, Cẩm Xuyên đã thực hiện bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trong giai đoạn 2019 - 2021, các địa phương trên địa bàn huyện đã bố trí, sắp xếp, giải quyết 104 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư (tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở các đơn vị hành chính trước khi thực hiện sắp xếp là 204, sau sắp xếp còn 103).

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự buổi làm việc.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, pháp luật về sắp xếp đơn vị hành chính, Cẩm Xuyên đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác sáp nhập đơn vị hành chính; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.

Đặc biệt, đối với các đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, địa phương đã chỉ đạo tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt đến đội ngũ công chức, cán bộ, đảng viên, Nhân dân từng thôn, tổ dân phố, qua đó, đã tạo được sự đồng thuận cao.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng Phạm Văn Tuấn: Chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã còn có những hạn chế, ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ, công chức và người lao động...

Tại buổi làm việc, huyện Cẩm Xuyên cũng đề xuất một số khó khăn, vướng mắc trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn, như: việc bố trí, sắp xếp công chức dôi dư, giải quyết công nợ từ các đơn vị còn gặp khó khăn; một số công trình dôi dư chưa có hướng giải quyết phù hợp, còn gây lãng phí; cơ sở vật chất như: hội trường, phòng làm việc, máy móc thiết bị… tại các đơn vị sáp nhập còn khó khăn; hệ thống giao thông kết nối ở các xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã còn có những hạn chế, ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ, công chức và người lao động...

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên Nguyễn Như Quỳnh: Sau sáp nhập, hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương còn nhiều khó khăn, rất cần được hỗ trợ ngân sách để hoàn thiện hạ tầng kết nối.

Các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã trao đổi, giải quyết những băn khoăn, kiến nghị của các địa phương sau sáp nhập như: việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức và chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư; việc xử lý tài sản công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đề xuất giải pháp cụ thể để khắc phục…

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Trần Văn Lâm: Cẩm Xuyên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành và triển khai thành công việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được địa phương tập trung giải quyết.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà huyện Cẩm Xuyên đạt được trong giai đoạn 2019 - 2021. Thực tế trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương là những kinh nghiệm, bài học rất quan trọng, trong đó, đặc biệt là kinh nghiệm về tổ chức bộ máy, luân chuyển cán bộ sau sắp xếp.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương kết luận buổi làm việc.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng nhấn mạnh, huyện cần tiếp tục quan tâm, làm tốt vấn đề sắp xếp cán bộ công chức, sắp xếp công sở, trạm y tế dôi dư sau sáp nhập.

Trên cơ sở những khó khăn, bất cập mà địa phương trình bày, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng gợi mở nhiều định hướng phát triển cho các xã mới sáp nhập. Đối với các đề xuất, kiến nghị của huyện, đoàn cơ bản thống nhất và sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền hội xem xét, quyết định.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả sáp nhập xã ở Cẩm Xuyên

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast