Tại phiên chất vấn sáng nay (12/12), trả lời câu hỏi của các đại biểu và Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã làm rõ các vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Trước thời điểm việc sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực, người dân ở các xã thuộc diện sáp nhập tại Hà Tĩnh tin tưởng, kỳ vọng vào sự đổi thay, phát triển của địa phương.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, sẽ có một số phường điều chỉnh, sáp nhập vào phường khác.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 12 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri Lộc Hà; đồng thời làm rõ một số vấn đề người dân quan tâm.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tổ chức tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện công tác tổ chức lấy lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cho cán bộ các cấp.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang bám sát lộ trình, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai các nội dung lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo chất lượng.
Hội thảo là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chủ trương sáp nhập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tại các địa phương cấp huyện, cấp xã ở Hà Tĩnh” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú, Sở Nội vụ thực hiện.
Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, bảo đảm việc sáp nhập xã giai đoạn 2023 - 2025 đúng lộ trình, thời gian đề ra.
Qua rà soát theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, đến năm 2025, Hà Tĩnh có 43 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, gồm 1 cấp huyện và 42 xã.
Kết luận số 2646/TB-TTKQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 có quy định: tạm dừng phê duyệt, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở công tại những đơn vị hành chính dự kiến sắp xếp.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, đến nay, các đơn vị hành chính cấp xã mới ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đi vào hoạt động hiệu quả, tạo được lòng tin của Nhân dân.
Trên cơ sở những khó khăn, bất cập mà huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chia sẻ, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gợi mở nhiều định hướng phát triển cho các xã mới sáp nhập.
Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư hạ tầng, tạo không gian phát triển đối với những xã đã thực hiện sáp nhập để qua đó, tuyên truyền tạo sự thống nhất của người dân.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia đề nghị huyện Thạch Hà quan tâm hơn nữa đến chế độ cho đội ngũ cán bộ sau sáp nhập; tận dụng tối đa cơ sở vật chất trường học, trạm xá dôi dư; chuẩn bị tốt nhất cho việc sáp nhập ở giai đoạn 2 (2022-2025).
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia đánh giá, việc thực hiện nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được Can Lộc triển khai đảm bảo các nội dung yêu cầu.
Nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã cải tạo, sửa chữa 4 trụ sở trung tâm hành chính xã đã sáp nhập để sẵn sàng tiếp nhận, cách ly công dân.
Hà Tĩnh thành công trong sắp xếp đơn vị hành chính nhờ công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng; công khai các phương án tổ chức bộ máy, nhân sự, giải quyết cơ bản hợp lý nguyện vọng của Nhân dân.
Chiều 2/1, huyện Hương Sơn, Lộc Hà long trọng tổ chức lễ công bố thành lập các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 819 /NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quyết định thành lập Đảng bộ các xã.
Năm mới 2020 gõ cửa là lúc Hà Tĩnh chính thức ra mắt 34 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã mới theo Nghị quyết 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây cũng là thời điểm mở ra trang sử mới của những vùng đất, làng quê quen thuộc.
Theo Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, 216 đơn vị hành chính cấp xã (80 đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp thành 34 xã mới, giảm 46 xã). Báo Hà Tĩnh thông tin chi tiết 34 xã, phường, thị trấn mới của tỉnh sau khi sắp xếp.
Hướng tới những lợi ích lâu dài mang tầm chiến lược, phù hợp với trình độ quản lý thời hiện đại, người dân các xã thuộc diện sáp nhập ở Hà Tĩnh đã đồng tình chủ trương sáp nhập xã (kết quả cử tri bỏ phiếu đạt trên 90%). Kết quả ấy phản ánh lòng dân thuận theo ý Đảng.
85% số phiếu của cử tri ở 4 xã có liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã nhất trí sáp nhập 2 xã vùng tái định cư (TĐC) vùng lòng hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang về đơn vị hành chính mới.