Quốc hội dành thời gian làm công tác nhân sự trong kỳ họp thứ 9

Tiếp tục phiên họp thứ 45, sáng 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.

Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 19 ngày, đợt 1 họp trực tuyến từ ngày 20 - 29/5, đợt 2 họp trực tiếp từ ngày 8 - 18/6.

Quốc hội dành thời gian làm công tác nhân sự trong kỳ họp thứ 9

Phiên họp 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc cả ngày thứ bảy để chuẩn bị các nội dung cho kịp khai mạc kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, sẽ bắt đầu từ 20/5.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ bổ sung một số nội dung vào chương trình kỳ họp này, trong đó có việc xem xét, quyết định việc tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước.

Xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng là nội dung mới được bổ sung.

Với lý do thời gian tiến hành kỳ họp rất hạn chế, Tổng thư ký Quốc hội đề nghị chuyển sang kỳ họp sau các nội dung chưa thật sự cấp thiết, như Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU.

Tuy nhiên sau khi thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn quyết định không lùi hai nội dung này, dù ông Phúc cho biết đến nay tài liệu chưa có gì.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ dành thời gian làm nhân sự trong đợt họp trực tiếp.

Theo đó, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (hiện là Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và phê chuẩn danh sách Phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.

Điểm đặc biệt của kỳ họp này là lần đầu tiên Quốc hội họp theo hình thức trực tuyến trong 9 ngày.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, hiện tại, cơ quan phục vụ đã hoàn thiện phần mềm đăng ký phát biểu và biểu quyết được cài đặt trên iPad. Việc đăng ký tranh luận tại Hội trường Diên Hồng thực hiện như các kỳ họp trước, tại các điểm cầu ở 63 địa phương được thực hiện qua đường dây nóng.

Việc kiểm tra, rà soát, vận hành thử hệ thống cầu truyền hình, thử nghiệm các phần mềm đã được tiến hành nhiều lần để bảo đảm vận hành thông suốt.

Theo Dân trí

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Hoàn thành các nội dung, hồ sơ để trình Trung ương Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, Hà Tĩnh đang tiếp tục triển khai nhiều phần việc liên quan về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã có cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh liên quan nội dung này.