Thông điệp chung của Việt Nam gửi tới Hội đồng Nhân quyền LHQ

Trong hai ngày 23-24/3, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 42 nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng tại kỳ họp lần thứ 34.

thong diep chung cua viet nam gui toi hoi dong nhan quyen lhq

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự Kỳ họp lần thứ 34 Hội đồng Nhân quyền của LHQ. (Ảnh: Hoàng Hoa /TTXVN)

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức khác tại Geneva, làm trưởng đoàn tham dự kỳ họp này.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tại kỳ họp, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 26 dự thảo nghị quyết và quyết định của Chủ tịch Hội đồng liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, như quyền lao động, quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền, quyền trẻ em, hoặc khía cạnh quyền con người trên nhiều vấn đề đang nổi lên hiện nay như quyền riêng tư trong kỷ nguyên số, quyền con người và môi trường...

Đồng thời, sau nhiều phiên tranh luận, 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền đã bỏ phiếu để thông qua 15 dự thảo nghị quyết khác, đáng chú ý là các nghị quyết về việc hưởng các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, quyền lao động, quyền lương thực, tình hình tại Syria, Iran, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, khủng bố...

Tham dự kỳ họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Dương Chí Dũng và Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận các nghị quyết, quyết định của Khóa 34 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực.

Đại sứ Dương Chí Dũng phát biểu tại một số đề mục trong chương trình nghị sự của Hội đồng Nhân quyền kỳ họp này, chuyển tải thông điệp chung của Việt Nam là Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng.

Dự kiến kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền sẽ được tổ chức từ ngày 6/6-23/6 tới tại Geneva./.

Theo TTXVN

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.