Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ làm việc khoảng 23 ngày, khai mạc vào ngày 21/10/2019.

Tiếp tục phiên họp lần thứ 37, hôm nay 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật, gồm: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2019

Dự kiến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 sẽ làm việc khoảng 23 ngày, khai mạc vào ngày 21/10/2019. Trong đó, Quốc hội dành 12 ngày cho công tác lập pháp; xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; Xem xét các báo cáo về công tác tư pháp; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng; Thực hiện giám sát chuyên đề và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại phiên họp 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Tổng thư ký, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị nghiên cứu giảm hoặc bỏ thảo luận ở tổ do hiệu quả chưa cao. Trước mắt, đối với nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước: đề nghị không bố trí thảo luận ở tổ và tăng thời gian thảo luận ở hội trường, đồng thời, giảm thời gian phát biểu của đại biểu từ 07 phút xuống còn 05 phút.

Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cũng đề nghị giảm tối đa tài liệu bằng văn bản giấy, đồng thời, nâng cấp để tăng tiện ích của phần mềm cung cấp, thông tin tài liệu kỳ họp trên thiết bị di động, bảo đảm tiến độ chuẩn bị và gửi tài liệu để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu điện tử.

Mặt khác, cải tiến việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử theo hướng trên màn hình điện tử thể hiện đồng thời cả “phương án 1” và “phương án 2” để đại biểu bấm nút chọn một trong hai phương án (thay vì bấm nút chọn “đồng ý” hoặc “không đồng ý” đối với từng phương án).

Theo VOV

Đọc thêm

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.