Cho con ngủ chung hay ngủ riêng: Trải nghiệm của 2 bà mẹ

Con ngủ riêng, người mẹ có nhiều thời gian và không gian để làm việc mình thích; ngược lại ngủ chung đem đến cảm giác về sự gắn kết.

Cho dù bạn lựa chọn cách nuôi dạy con cái như thế nào, việc sắp xếp giấc ngủ của trẻ cũng thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống gia đình bạn. Dưới đây là trải nghiệm của hai bà mẹ Singapore với các quan điểm đối lập về nội dung này.

Ngủ riêng

Đầu tiên, một bà mẹ toàn thời gian, ở nhà chăm sóc ba con trong độ tuổi 8, 6 và 5. Cả ba con của cô đều ngủ ở phòng riêng, suốt đêm. Tất nhiên điều này không tự đến theo bản năng của trẻ mà là kết quả của một quá trình luyện tập. Bà mẹ ngày thường cho con đi ngủ mỗi ngày, cùng một giờ từ khi chúng mới được 6 tuần tuổi. Và nếu con muốn ăn đêm, hoặc thay bỉm, cô ấy sẽ ra khỏi giường của mình, làm những việc cần làm rồi đặt con trở lại vào cũi.

cho con ngu chung hay ngu rieng trai nghiem cua 2 ba me

Người mẹ yên tâm hơn khi đứa trẻ được nằm ngủ trong chiếc cũi an toàn.

"Trong 12 giờ tiếp theo, tôi sẽ cho chúng ăn, thay bỉm hoặc vỗ về chúng trong bóng tối lúc nửa đêm", bà mẹ ba con chia sẻ.

"Việc đó thật mệt mỏi nhưng tôi tin rằng giấc ngủ của vợ chồng cũng quan trọng không kém. Và tôi ngủ ngon hơn khi em bé nằm trong một cái nôi an toàn".

Bà mẹ này tin tưởng vào các phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh vì chúng có ích và thiết thực trong một thời gian dài. Đối với người mẹ, cách này giúp họ có thời gian, không gian riêng và sự tỉnh táo cho chính mình. Đối với trẻ em, việc này thiết lập thói quen ngay từ lúc bắt đầu.

Người mẹ có thể làm những việc cô ấy muốn sau khi con nằm ngủ trên giường. Khi biết con đang ngủ say và không bị tỉnh giấc, người mẹ có thể đi ăn tối với chồng, thậm chí tham dự những buổi tiệc... Những người ở nhà chỉ cần giúp đỡ việc để mắt tới bọn trẻ.

"Tôi đã tổ chức một bữa tiệc vào tối thứ bảy lúc 20h cho 25 người. Con tôi ngủ lúc 19h45 và vẫn ngủ trong khi bữa tiệc diễn ra. Tôi không thể nghĩ ra được một kịch bản tốt hơn", người mẹ này chia sẻ.

Ngủ chung

Người mẹ thứ hai ban ngày đi làm và có ba con trong độ tuổi 5, 2 và 7 tháng. Cô ngủ cùng các con của mình ngay cả khi chúng có thể ngủ xuyên đêm. Con đầu của cô bắt đầu ngủ thẳng giấc ban đêm từ khi mới 2 tháng tuổi. Cô gửi con ở nhà ông bà ngoại và chỉ đón con về vào những ngày cuối tuần.

"Tôi luôn bận rộn với công việc nên chỉ có cuối tuần là ở bên nhau. Đó là một cảm giác tuyệt vời khi ôm con ngủ và thức dậy với nụ cười đầu tiên chào buổi sáng", bà mẹ bận rộn cho biết.

cho con ngu chung hay ngu rieng trai nghiem cua 2 ba me

Ngủ chung đem đến cho người mẹ cảm giác về sự gần gũi.

Khi lên 2, cậu bé được về ở cùng với mẹ và vẫn tiếp tục ngủ chung. Đó không phải là vấn đề cho tới khi người mẹ này sinh con thứ hai. Con thứ hai của cô có thói quen thức dậy để bú và bú nhiều lần suốt đêm. Điều này đôi khi ảnh hưởng tới giấc ngủ của con lớn.

"Tôi thích ngủ chung với con nhưng khi gia đình có tới 4 người và phải ngủ cùng trên một chiếc giường thì mọi chuyện bắt đầu trở nên khó khăn. Chồng tôi không ủng hộ việc ngủ chung và các phương pháp luyện ngủ cũng chẳng có tác dụng với chúng tôi", bà mẹ ba con nói.

Khi chuẩn bị sinh con thứ ba, cuối cùng, bà mẹ này cũng đã chuyển hai cậu con trai sang phòng riêng. Đó là một công việc khó khăn và phải mất hàng tháng để những đứa trẻ ổn định. Trong quá trình này, có nhiều đêm khi trẻ thức dậy, chúng đã khóc lóc, rên rỉ để được mẹ cho ngủ cùng.

Cho tới khi hai cậu con trai lớn đã ổn hơn, bà mẹ này vẫn phải xoay xở với việc chúng có thể thức dậy vào nửa đêm. "Tôi phải đi ra, đi vào chiếc giường của chúng, dỗ dành và giúp chúng ngủ lại. Nó thực sự mệt mỏi".

Ngay cả khi bọn trẻ đồng ý về phòng riêng, người mẹ vẫn phải ngồi bên cạnh đến lúc chúng ngủ say. Người mẹ này nhận ra cách sắp xếp giấc ngủ của cô cho các con không phải là phương án tốt nhất. Cô có thể âu yếm, ôm ấp các con nhưng không giúp xây dựng tính tự lập cho trẻ về lâu dài.

"Vẫn phải đi làm, tôi thực sự muốn ngủ bên cạnh con để bù đắp lại khoảng thời gian không ở bên con. Bây giờ, tôi nhận ra rằng đó là một giải pháp ngắn hạn. Nó gây ra những vấn đề lớn hơn trong thời gian dài và ảnh hưởng đến giấc ngủ của tôi nhiều hơn. Nếu có thể làm lại một lần nữa, tôi sẽ không chọn ngủ chung", bà mẹ người Singapore nói.

Nuôi dạy con cái là một công việc với nhiều lựa chọn, thử thách và sai lầm để tìm ra cách hiệu quả hơn cả dành cho bạn. Nhưng bạn cần suy nghĩ thận trọng ngay khi lựa chọn phương pháp ban đầu để tránh rắc rối về sau. Và nếu mắc sai lầm, hãy cứ thoải mái vì qua mỗi quá trình thực tế, bạn đều có những kỷ niệm quý giá với các con của mình.

Theo ngoisao.net

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.