Tranh thủ một chút, bạn có thể nấu nhanh món bún chả cá theo công thức dưới đây. Món bún rất ngon và dễ dàng thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu:
+ 300 gram chả cá tươi
+ 300 gram bún gạo khô hoặc bún tươi
+ 2 củ cà rốt
+ 2 củ cải trắng
+ 50 gram nấm đông cô
+ 4 tép hành lá
+ 10 quả trứng cút
+ 2 muỗng cà phê muối
+ 2 muỗng cà phê đường phèn
+ 3 muỗng cà phê bột nêm
+ ½ muỗng hạt tiêu xay
Cách làm:
Bước 1:
- Củ cải và cà rốt gọt vỏ, thái khoanh mỏng.
- Đặt nồi lên bếp, cho lượng nước vừa đủ vào rồi cho cà rốt, củ cải thái khoanh mỏng vào, cùng với gia vị muối, đường phèn vào nấu trên lửa vừa trong khoảng 20 phút.
Bước 2:
- Trong thời gian đó, bạn chiên chả cá. Lấy từng chút nhỏ chả cá nhỏ vừa ăn, cho chả vào chảo dầu chiên vàng đều.
- Nấm đông cô ngâm nước cho nở ra, rồi vắt sạch nước, rửa sạch.
- Kế tiếp cho lần lượt nấm đông cô và chả cá vào nồi nước dùng, nấu tiếp trong 10 phút.
- Nêm nếm gia vị cho đậm đà rồi tắt bếp
Bước 3:
- Nấu nồi nước sôi rồi cho bún gạo khô vào chần trong 5 phút, vớt ra để ráo. Bạn có thể dùng bún tươi nếu có.
Bước 4:
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
- Cho bún gạo vào tô, xếp trứng cút rồi chan hỗn hợp nước chả cá lên, thế là bạn đã có một tô bún chả cá đậm đà ngon lành rồi đấy!
Thành phẩm:
Trong vòng 30 phút, bạn đã có thể tự tay nấu cho cả nhà tô bún cá thật ngon lành. Vị chả cá hòa quyện cùng vị ngọt của rau củ và nấm, tạo nên món bún thanh ngọt, ăn rất dễ chịu.
Khi thưởng thức bạn có thể ăn kèm với rau sống, chanh, ớt và nước mắm nguyên chất sẽ rất hợp vị.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bún chả cá.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?