Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ít người biết rằng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Đại tá Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu) - Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn, lừng lẫy một thời là người con Hà Tĩnh. Những ngày tháng Tư lịch sử này, người thân ở quê nhà lại tưởng nhớ ông với những tình cảm yêu mến, tự hào.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Đại tá Nguyễn Đức Hùng - Anh hùng LLVT nhân dân. Ảnh tư liệu

Cuộc hạnh ngộ người mẹ sau hơn 40 năm

Đại tá Nguyễn Đức Hùng sinh năm 1928, quê ở thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu (Lộc Hà). Gia đình có 9 anh, chị em, ông là con thứ 4. Hiện nay, tại Hà Tĩnh chỉ còn người em gái thứ 6 tên là Nguyễn Thị Nguyệt (88 tuổi), hiện sống ở thôn Tân Thượng (xã Tân Lộc) và chị dâu là Nguyễn Thị Hiều (82 tuổi) ở thôn Thống Nhất (xã Ích Hậu, Lộc Hà).

Theo dòng ký ức ít ỏi còn lại về người anh trai sau này là vị chỉ huy nổi tiếng của “Biệt động Sài Gòn”, bà Nguyễn Thị Nguyệt bồi hồi xúc động: “Anh Chớ (tên Đại tá Nguyễn Đức Hùng hồi nhỏ - PV) là con thứ tư, nên sau này hoạt động cách mạng, anh ấy lấy tên là Tư Chu. Tôi là con thứ 6, ít hơn anh 4 tuổi. Cuối năm 1936, gia đình đông con, đói kém nên bố mẹ tôi cho anh Tư (8 tuổi) theo anh cả đi phụ việc. Lúc đó, anh cả đang theo người chú ở Nha Trang học nghề may mặc.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, 88 tuổi, ở thôn Tân Thượng (Tân Lộc, Lộc Hà) là em gái thứ 6 của ông Tư Chu - Đại tá Nguyễn Đức Hùng.

Vì khi anh đi, tôi còn nhỏ (4 tuổi) nên trong ký ức, tôi chỉ nhớ anh lúc nào cũng thích chơi trò làm quan, làm tướng. Anh hay chiều các em, nhưng khi anh đang chơi trò làm tướng thì chúng tôi không được làm phiền. Mỗi lần chạy đến gần anh để xin chơi cùng, anh liền nói: “Xê ra cho quan làm việc”.

Anh Tư ở Nha Trang được một thời gian thì vào Sài Gòn. Lúc đó, tôi nghe kể anh phải làm đủ nghề để kiếm sống. Khoảng năm 1945 gì đó, bố mẹ tôi biết tin anh tham gia cách mạng. Từ đó về sau thì không còn tin tức gì. Cho đến sau ngày giải phóng, độ 2-3 năm, anh ấy mới về thăm nhà. Khi đó, bố tôi đã mất, tôi cũng đã đi lấy chồng”.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Bà Nguyệt mặc áo xanh tím chụp ảnh cùng vợ chồng Đại tá Nguyễn Đức Hùng (ở giữa) và các anh chị em, nhân chuyến bà vào Tp Hồ Chí Minh thăm anh trai năm 2010. Ảnh tư liệu do NVCC

Nhớ lại câu chuyện cảm động trong lần đầu tiên về thăm nhà sau hơn 40 năm xa cách của Đại tá Nguyễn Đức Hùng, bà Nguyệt kể: “Một buổi sáng sớm khoảng năm 1978, trước ngõ nhà mẹ tôi xuất hiện một người đàn ông cao lớn, đầu đội nón lá, ăn mặc như một người nông dân, đi vào. Lúc đó, ở nhà chỉ có mẹ tôi, đã gần 80 tuổi đang ngồi trước sân. Người đàn ông đi vào thì lặng lẽ nhìn bà. Mẹ tôi thấy liền hỏi: “Bác là ai rứa? Muốn mua trâu hay mua nhà?”. Người đàn ông trung niên cứ nhìn mãi, một lúc sau mới nghẹn ngào: “Mẹ! Con là Chớ đây, thằng Chớ của mẹ đây”. Mẹ tôi chững lại một lúc rồi hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Hồi lâu, bà mới quay sang kêu lên cho mọi người biết: “Chúng mày ơi, mọi người ơi! Thằng Chớ, nó về đây rồi”.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Ngôi nhà cũ của gia đình Đại tá Nguyễn Đức Hùng tại thôn Thống Nhất (Ích Hậu, Lộc Hà) hiện nay.

Sau này, ông Hùng mới kể, dù chiến tranh đã kết thúc nhưng tình hình đất nước lúc đó người lính biệt động như ông vẫn phải đảm bảo hành sự bí mật. Lần ông về thăm mẹ năm 1978 là trong chuyến công tác ra Hà Nội, trên đường trở về TP Hồ Chí Minh. Ông đã dừng lại ở thị trấn Nghèn (Can Lộc) và bí mật cải trang đi bộ hơn 10 cây số để về nhà thăm người mẹ hơn 40 năm không gặp.

“Làm cách mạng khổ lắm, không phải như trên phim đâu”

Người thân thứ 2 may mắn gặp ông Tư Chu, khi ông về thăm nhà là bà Nguyễn Thị Hiều (82 tuổi), chị dâu của ông. Bà Hiều và bà Nguyệt sau này đã vào TP Hồ Chí Minh thăm Đại tá Nguyễn Đức Hùng 3 lần. Lần sau cùng khoảng tháng 10/2011, trước lúc ông qua đời gần 1 năm.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Đại tá Nguyễn Đức Hùng là nguyên mẫu của nhân vật Tư Chung trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn”. Ảnh: Một cảnh trong bộ phim Biệt động Sài Gòn.

Bà Hiều nhớ lại: “Tôi là chị dâu nhưng lại ít tuổi hơn chú Tư nhiều. Tuy vậy, chú ấy tôn trọng và tế nhị lắm. Chú ấy quan tâm từng người, mỗi lần vào chú ấy gặp riêng từng anh chị em, hỏi han tỉ mỉ. Chú ấy từng hỏi tôi: Cách mạng thành công rồi, người nông dân quê ta có no ấm không?”. Tôi đáp: “Giờ mọi người không thiếu đói nữa”. Chú ấy lại hỏi: “Vì sao cách mạng làm được như vậy?”. Tôi chỉ biết cười.

Ngày xưa xem phim “Biệt động Sài Gòn”, tôi hâm mộ lắm. Người ta nói, nhân vật chính là chú Tư. Một lần tôi hỏi chú: “Chú ơi! Chị thấy người ta đóng chú trên phim. Chú đi hoạt động sướng nhỉ?”. Chú Tư khẽ cười: “Không phải thế đâu chị. Hoạt động cách mạng khổ lắm. Nhiều lúc phải nằm trên rừng cả tháng trời, ăn lá cây và củ nu để sống. Có khi tránh giặc phải lấy lá lấp mình lại, chịu kiến cắn, muỗi đốt...”.

Chuyện chưa kể về vị Chỉ huy trưởng “Biệt động Sài Gòn” quê Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Hiều (chị dâu Đại tá Nguyễn Đức Hùng) bên chiếc xe đạp gắn liền kỷ niệm khi đại tá về thăm quê nhà.

“Chú ấy làm tướng, sau giải phóng có lúc lại làm giám đốc công ty, nhưng không giàu có gì đâu. Có được căn nhà cũng là do Nhà nước cấp. Sau này nhường cho con, chú ấy ra ở nhà tập thể” - bà Hiều nói.

Trong căn nhà nhỏ khá chật hẹp của bà Hiều, vẫn cất giữ một chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kỹ. Thấy tôi tò mò, bà Hiều liền nói: “Cái xe này, ngày chú Tư về thăm nhà đã mượn tôi để đi khắp nơi đó. Nhiều người hỏi mua lắm nhưng tôi không bán. Đó là phần thưởng hồi tôi làm cán bộ phụ nữ huyện Can Lộc và quan trọng là nó gắn với kỷ niệm về chú Tư trong mấy lần về quê.

Tháng 9/1945, ông Nguyễn Đức Hùng nhập ngũ; từng tham gia chiến đấu và chỉ huy nhiều trận đánh. Tháng 8/1961, ông phụ trách công tác địch tình, hoạt động bí mật tại nội thành Sài Gòn - Gia Định. Năm 1965, ông là Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Chỉ huy trưởng Đoàn F100. Năm 1968, ông là Phó Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng biệt động tổ chức cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Tháng 1/2012, Nhà nước trao tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông qua đời ngày 16/5/2012 tại TP Hồ Chí Minh.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.