Chuyên gia Mỹ: Ấn Độ cần khẩn trương tái phong tỏa toàn quốc

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ - Anthony Fauci vừa qua khuyến cáo, Ấn Độ cần tiếp tục phong tỏa toàn quốc để chặn làn sóng Covid-19 không ngừng gia tăng.

Trả lời phỏng vấn trước báo giới ngày 1/5, tiến sĩ Anthony Fauci - Cố vấn y tế Nhà Trắng nhấn mạnh, điều quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là cần lập tức có nguồn oxy, vật tư, thuốc men, trang bị bảo hộ tại Ấn Độ và điều cần “ngay lập tức” làm là ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Bên cạnh đó, giới chức y tế Mỹ cho rằng, lệnh phong tỏa không cần kéo dài suốt 6 tháng, mà chỉ cần tạm thời để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm.

Chuyên gia Mỹ: Ấn Độ cần khẩn trương tái phong tỏa toàn quốc

Tiến sĩ Anthony Fauci (Ảnh: Fortune).

Đầu năm ngoái, Ấn Độ đã áp đặt một trong những lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt nhất thế giới, góp phần làm “phẳng” đường cong của dịch. Nhưng khi nước này hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ hai với sức tàn phá nặng nề, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi không muốn tái áp đặt lệnh phong tỏa như vậy, do tác động nặng nề mà nó gây ra với đời sống người dân và nền kinh tế.

Hôm qua là ngày thứ 10 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất thế giới, với hơn 400.000 trường hợp một ngày. Đất nước này trở thành điểm nóng Covid-19 trầm trọng nhất thế giới từ 21/4, khi ca nhiễm hàng ngày vượt 300.000.

Hệ thống y tế quá tải, hết giường trống, thuốc men và oxy, nghĩa là nhiều người phải chết bên ngoài mà không được điều trị. Nhiều nghĩa địa ở thủ đô New Delhi đã hết chỗ, các lò hỏa thiêu hoạt động hết công suất suốt ngày đêm, thậm chí phải mở bãi thiêu xác ở bãi rác và khu đỗ xe./.

Theo VOV

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.