Chuyện nghề của những người chỉ mong... thất nghiệp!

(Baohatinh.vn) - Không kể nắng mưa, chẳng ngại sáng trưa, chiều tối, bất cứ lúc nào khách hàng “a lô” là những người cứu hộ giao thông lại lên đường giải cứu những chiếc xe gặp sự cố. Gắn bó với nghề, nhưng những người làm công tác cứu hộ luôn mong được... thất nghiệp khi các vụ tại nạn, sự cố giao thông được đẩy lùi.

3h sáng, Công ty Cứu hộ giao thông Minh Hiền (TP Hà Tĩnh) bị “dựng dậy” với cuộc gọi: “Có phải số của cứu hộ giao thông không? Chiếc xe tải 14 tấn chở hoa quả của tôi bị lật ngửa ở Cẩm Xuyên. Các anh đến giúp ngay nhé!”. Chỉ ít phút sau, những người làm nghề cứu hộ đã có mặt nơi chiếc xe gặp nạn nằm “chỏng vó” bên bờ ruộng.

Chuyện nghề của những người chỉ mong... thất nghiệp!

Những chiếc xe cứu hộ giao thông có mặt mọi lúc mọi nơi...

Bắt tay vào công việc, các dây bạt mềm có sức kéo lớn được buộc vào những điểm chịu lực chính. Những sợi xích hợp kim chuyên dùng cho cứu hộ xe tải được móc vào thành xe. Từ xe cứu hộ, 3 đường cáp được đặt vào 3 điểm trên chiếc xe để việc cứu hộ đạt an toàn tối đa. Chiếc xe bị lật được nâng lên chầm chậm. Sau 30 phút kiểm tra, động cơ được khởi động lại, chiếc xe đã có thể tự lăn bánh tiếp tục hành trình. Và những người cứu hộ lại lên đường...

Hơn 10 năm làm nghề cứu hộ giao thông, ông Hoàng Trọng Hiền - Giám đốc Công ty Cứu hộ giao thông Minh Hiền chia sẻ: Đây là công việc khá vất vả khi phải túc trực 24/24h trong ngày để nghe tín hiệu cần cứu hộ. Cứu hộ viên như “con thoi”, vừa đi chuyến này xong, lại phải đi ngay chuyến khác. Có vụ tai nạn ở những nơi địa hình hiểm trở… thì việc họ nhịn đói ăn mì tôm là chuyện thường ngày.

Chuyện nghề của những người chỉ mong... thất nghiệp!

Sự cố có muôn hình vạn trạng, buộc những người làm công tác cứu hộ phải linh hoạt, sáng tạo trong xử lý.

Dựa theo tải trọng, hình thức vận tải, nghề cứu hộ giao thông chia xe gặp sự cố thành 3 hạng: Hạng nặng, hạng trung và hạng nhẹ. Tính chất công việc cứu hộ là trợ giúp kịp thời nên người cứu hộ cần đa năng, loại xe nào cũng phải biết lái. Ngoài ra còn phải hội tụ các tố chất như một người thợ, tư vấn viên và biết xử lý những tình huống xảy ra... Ngay khi nhận được tín hiệu SOS từ hiện trường, nhân viên cứu hộ phải xử lý thông tin về sự cố, loại xe gì, số sàn hay số tự động... để từ đó điều loại xe cứu hộ nào đi để đạt hiệu quả cao nhất. Sự cố có muôn hình vạn trạng, buộc những người làm công tác cứu hộ phải linh hoạt, nhanh nhẹn, sáng tạo trong cách xử lý.

Chuyện nghề của những người chỉ mong... thất nghiệp!

Nghề cứu hộ khá vất vả khi phải túc trực 24/24h trong ngày để nhận thông tin và thực hiện công tác cứu hộ

“Nhiều khách hàng rất lúng túng khi chưa có kinh nghiệm trước những tình huống như xe ngập nước, hết xăng, cạn ắc quy... Có lần chúng tôi đi cứu hộ một chiếc xe Ford Ranger bị ngập nước, lái xe cố gắng nổ máy khiến nước vào động cơ, hệ thống điện không thể khởi động. Tình huống đó buộc chúng tôi phải sử dụng bánh giả để cho xe lên sàn trong tình trạng nước ngập sâu. Còn chủ xe chắc cũng có bài học rõ hơn về nguy cơ trên đường trong mùa mưa bão”, anh Trương Thế Luân - một nhân viên cứu hộ giao thông chia sẻ.

Trao đổi với những người làm nghề cứu hộ giao thông, họ đều chia sẻ, bản thân luôn đề cao trọng trách hỗ trợ người gặp sự cố hoặc tai nạn, giữ vững nguyên tắc không lợi dụng hoàn cảnh bối rối của người gặp nạn để trục lợi...

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.