Chuyện vụ án: Đi tìm cha đẻ cho con

(Baohatinh.vn) - Sau 3 năm ròng rã, cuối cùng, chị P.M.L. (trú TP Hà Tĩnh) đã chính thức được pháp luật công nhận về việc xác định cha cho con. Quyết định của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Tĩnh không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà quan trọng hơn, đó là “tấm vé bảo hộ” cho danh dự, nhân phẩm của mẹ con chị…

Chuyện vụ án: Đi tìm cha đẻ cho con

TAND thành phố Hà Tĩnh - nơi giải quyết vụ “Tranh chấp về xác định cha cho con, cấp dưỡng” giữa chị P.M.L. và anh T.Đ.H.

Kết thúc cuộc hôn nhân đầu tiên với bao tủi hờn, nước mắt, 5 năm trước, qua giới thiệu của một vài người bạn, chị L. quen biết với anh T.Đ.H. (trú TP Hà Tĩnh). Qua một vài lần gặp gỡ, tiếp xúc, anh H. tâm sự với chị L. rằng, bản thân mình đã có vợ con, song, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Do giữa anh và vợ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã và không tìm được tiếng nói chung nên cả hai đang trong thời gian xem xét tiến hành thủ tục ly hôn.

Từng là người trải qua đổ vỡ hôn nhân nên chẳng mấy chốc, câu chuyện của anh H. khiến chị L. chua xót, thương cảm. Không lâu sau, người phụ nữ qua một lần đò dần nảy sinh tình cảm với người đàn ông đã có gia đình. Thế nhưng, khi biết chị L. đã mang thai, anh H. lại một mực chối bỏ. Tuy nhiên, vì thương con, chị L. kiên quyết giữ lại giọt máu của mình và đến tháng 2/2020, chị hạ sinh một bé gái. Trong giấy khai sinh của cháu bé, xác định họ tên mẹ là chị P.M.L. trong khi mọi thông tin cá nhân về người cha còn bỏ trống. Kể từ khi chị L. sinh con, anh H. luôn cố tình lảng tránh, từ chối trách nhiệm làm cha.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con mình, chị L. đã làm đơn khởi kiện lên TAND thành phố Hà Tĩnh, yêu cầu tòa án xác định anh T.Đ.H. là cha đẻ của cháu bé; đồng thời, buộc anh H. phải có trách nhiệm đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Tháng 8/2022, TAND thành phố Hà Tĩnh đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hôn nhân gia đình liên quan tới “Tranh chấp về xác định cha cho con, cấp dưỡng”.

Chuyện vụ án: Đi tìm cha đẻ cho con

Sổ thụ lý các vụ việc hôn nhân gia đình tại TAND TP Hà Tĩnh dày lên từng ngày kéo theo bao nỗi trăn trở của cán bộ giải quyết.

Tại bản tự khai, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bị đơn T.Đ.H. trình bày: Năm 2018, anh có quen biết chị P.M.L. và nảy sinh quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, nhận thấy cả hai không còn phù hợp và không thể tiếp tục mối quan hệ, anh H. đã chủ động cắt đứt liên lạc. Chẳng lâu sau, chị L. thông báo với anh rằng, mình đã mang thai. Bị đơn thẳng thắn khẳng định, bản thân không đồng ý với yêu cầu của chị L.

Tại phiên xử, cả chị L. lẫn anh H. đều tỏ thái độ gay gắt khi thể hiện quan điểm của riêng mình. Một bên kiên quyết bảo vệ quyền lợi cho con của mình trong khi bên còn lại, nhất mực chối bỏ mọi yêu cầu để tránh ảnh hưởng tới bản thân. Hai con người từng nảy sinh tình cảm với nhau nay lạnh lùng như người xa lạ.

Mặc dù vậy, mọi tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã chứng minh yêu cầu của chị L. là hoàn toàn có cơ sở. Theo đó, tại bản kết luận giám định ADN khẳng định, anh H. và con của chị L. có quan hệ huyết thống cha - con. Đó là cơ sở rõ ràng, chính xác để TAND thành phố Hà Tĩnh đưa ra phán quyết cuối cùng.

Hội đồng xét xử xét thấy, lời khai của chị P.M.L. phù hợp, trùng khớp với kết quả giám định AND, vì vậy, công nhận đó là sự thật khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; yêu cầu của chị L. về việc xác định anh T.Đ.H. là cha đẻ của cháu bé hoàn toàn có căn cứ nên cần được xem xét, chấp thuận.

Chuyện vụ án: Đi tìm cha đẻ cho con

Ảnh minh họa

Đối với đề nghị của chị P.M.L. về việc yêu cầu anh T.Đ.H. phải đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1,5 triệu đồng, hội đồng xét xử nhận thấy: Do anh H. đã được xác định là cha đẻ của cháu bé nên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Hiện nay, con chung của 2 người đang sống chung với chị P.M.L. Anh H. có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Vì vậy, yêu cầu của nguyên đơn hoàn toàn có căn cứ.

Từ những phân tích, căn cứ nói trên, TAND thành phố Hà Tĩnh đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, xác định anh T.Đ.H. là cha đẻ của cháu bé; buộc bị đơn phải đóng góp tiền cấp dưỡng nuôi con chung mỗi tháng 1,5 triệu đồng cho đến khi con đủ 18 tuổi. Anh T.Đ.H. có quyền và nghĩa vụ thăm nom con chung không ai được cản trở.

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.