Có nhiều khi xin lỗi thôi chưa đủ

Con gái tôi mới lên 3, và tôi đã phải rất khó khăn khi dạy cháu nói lời xin lỗi. Tôi đã dùng mọi cách từ giảng giải đến dọa nạt nhưng cháu thà nghe lời mắng mỏ, thậm chí chịu đòn nhưng nhất quyết không chịu nói “con xin lỗi mẹ”.

co nhieu khi xin loi thoi chua du

Và rồi có lẽ đến khi bị mẹ “chiến tranh lạnh” cháu có chút sợ hãi nên cuối cùng đã chịu nói lời xin lỗi. Tôi chỉ cần thế, chỉ cần con biết mình đã sai là tôi lại có thể ôm con vào lòng và nói “con giỏi lắm, chỉ cần con biết lỗi, mẹ sẽ không trách phạt con nữa” Và kể từ đó, mỗi khi làm hỏng hay sai cái gì, chẳng đợi tôi hỏi tội, cháu đã vội vàng khoanh tay xin lỗi. Tôi nghĩ: mình đã thành công rồi. Nhưng con tôi từ đó lại không sợ làm sai hay phá hỏng thứ gì, vì nó biết, nếu sai chỉ cần nói lời xin lỗi.

Ngày còn nhỏ, mỗi khi làm sai điều gì, tôi cảm thấy thật khó để thừa nhận, thật khó để nói lời xin lỗi với mẹ cha hay một ai đó. Càng lớn lên, càng đi nhiều, va vấp nhiều, tôi nhận ra không gì dễ bằng nói câu: “Xin lỗi!” Hàng ngày chúng ta nói ra bao lời xin lỗi hay nhận lại cũng những từ đó một cách nhẹ nhàng và thản nhiên. Xin lỗi, đa phần là do những va chạm nhỏ nhặt, những thiếu sót hay lỗi lầm không cố ý. Nhưng trong một số trường hợp, được tha lỗi vẫn không làm mình thôi day dứt.

Tôi còn nhớ, cạnh nhà tôi ở quê có hai anh em trai sinh đôi. Trong một trò nghịch dại, cậu anh đã làm cho em mình bị mù một mắt vĩnh viễn. Những chiều muộn, hai anh em thường ra ngõ ngóng mẹ đi làm về. Trong bóng chiều nhập nhoạng, lúc nào cũng là cậu anh nhìn thấy mẹ từ đằng xa trước. Và lần nào cậu cũng reo lên “anh thấy mẹ rồi, mẹ về rồi, em chưa thấy à?” Nghe thế, cậu em hờn dỗi: “ Anh thấy mẹ trước là đúng rồi, anh nhìn bằng hai con mắt, còn em chỉ có một con mắt thôi mà.” Ngày đó còn nhỏ, cậu anh chưa ý thức được nỗi đau này, nhưng khi lớn lên và hiểu chuyện, cậu đã bao lần tự dằn vặt mình, đã bao lần nới lời xin lỗi mặc dù em trai mình không hề nhắc lại. Cậu vẫn biết đó là điều xảy ra ngoài ý muốn, và xin lỗi cũng không thể trả lại cho em một con mắt sáng ngời, nhưng điều đó làm cho lòng cậu nhẹ bớt.

Tôi có một người bạn gái vừa chia tay một mối tình hơn 8 năm gắn bó. Tám năm, có lẽ là khoảng thời gian quá dài để hiểu nhau, và đủ để đau đớn khôn cùng khi bị phản bội. Mặc dù bạn trai kia đã hết sức van xin níu kéo, mặc dù bao nhiêu lời xin lỗi ngày nối đêm vẫn không thể trả lại cho bạn niềm tin yêu đã bị đánh mất. Bạn bảo, bạn không thể tha thứ, nên không thể cùng nhau đi hết đoạn đường yêu. Niềm tin là thứ khi đã vỡ rồi, rất khó để có thể hàn gắn lại.

Lâu rồi, tôi không nhớ rõ đã đọc câu chuyện này ở đâu, câu chữ có thể không còn nhớ chính xác. Chuyện kể rằng: có một người cha đã già khi ngồi uống nước cùng con trai liền chỉ tay lên chuồng chim bồ câu ở trước sân và hỏi: “Con gì đấy hả con?”. Người con trai lúc đầu còn trả lời nhẹ nhàng: “Chim bồ câu bố ạ”. Một lúc sau câu hỏi đó lại lặp lại và cứ thế. Cậu con trai dần mất hết kiên nhẫn khi trả lời và khi nghe cha hỏi đến lần thứ sáu thì không chịu được, cuối cùng gắt lên: “ đã bảo là chim bồ câu, sao cha cứ hỏi mãi thế?”. Người cha nghe xong, im lặng thở dài. Ông đi vào nhà cầm cuốn sổ đã cũ sờn, trong đó là những dòng nhật kí ông viết cho con từ ngày con còn nhỏ. Trong đó có một trang ông viết: “Ngày hôm nay con trai tôi đã hỏi tôi hơn ba mươi lần chỉ với một câu hỏi “con gì kia hả bố?” mỗi khi tôi cho gà ăn. Mỗi lần trả lời tôi không thấy phiền, ngược lại cảm thấy rất vui. Ôi, cậu con trai bé nhỏ của tôi”. Đọc xong người con trai không cầm được nước mắt thốt lên: “Cha, con xin lỗi.”

Cha mẹ chắc chắn là những người vĩ đại nhất với một tình yêu lớn lao vô điều kiện. Nhưng phận làm con, hẳn là chúng ta không có ai lại chưa từng khiến cha mẹ buồn. Dù ta có nói muôn lời xin lỗi hay chẳng nói một lời nào thì cha mẹ vẫn đủ bao dung để không bao giờ ghét bỏ. Nhưng tôi vẫn nghĩ, nói với cha mẹ một câu xin lỗi dù vì bất cứ lí do hay thiếu sót nào đều khiến mẹ cha xúc động.

Xin lỗi, đôi khi như một thói quen, đôi khi là muốn thể hiện thành ý, đôi khi chỉ để cảm thấy nhẹ lòng. Nhưng có nhiều khi chúng ta đau đớn nhận ra rằng, lời xin lỗi hoàn toàn vô nghĩa. Nó không thể sửa chữa được những sai lầm, không thể hàn gắn lại được niềm tin, không thế xóa hết những tổn thương mà mình đã gây ra cho người khác. Biết thế nhưng lại không biết phải nói gì ngoài hai từ đó. Có những lời xin lỗi được chấp nhận, có những lời xin lỗi bị chối từ, để chúng ta luôn day dứt tự nhắc mình hãy cố gắng tránh những sai lầm không đáng có.

Cuộc sống thật sự không dễ dàng, và chúng ta không ai có thể là người hoàn hảo. Đã có những lúc tôi ước: giá như mình có thế nói lời xin lỗi sớm hơn với một ai đó. Nhưng cũng có khi tôi buồn bã nhận ra hai từ sáo rỗng ấy chẳng có giá trị gì cả. Giá như lúc nào mình cũng đủ bình tĩnh, đủ rộng lượng, đủ yêu thương để đừng làm tổn thương nhau nữa. Điều đó có thật khó đến vậy không?

Theo Dân trí

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.