Cơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức Bà

Cơ quan công tố Paris ngày 26/6 đã loại bỏ khả năng một vụ phạm tội có chủ ý, đồng thời cho biết vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris có thể do tóp thuốc lá còn cháy hoặc chập điện.

Cơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Paris - Pháp, bị phá hủy một phần sau vụ hỏa hoạn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cơ quan công tố Paris ngày 26/6 đã loại bỏ khả năng một vụ phạm tội có chủ ý, đồng thời cho biết vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà Paris có thể do tóp thuốc lá còn cháy hoặc chập điện.

Trong một tuyên bố, cơ quan công tố cho biết các nhà điều tra đang xem xét mọi khả năng, "trong đó có lỗi hệ thống điện, hoặc lửa xuất phát từ một điếu thuốc lá chưa dập tắt hoàn toàn", đồng thời nhấn mạnh không có bằng chứng để lập giả thiết về "nguồn gốc tội phạm" trong vụ này.

Hỏa hoạn đã xảy ra ngày 15/4 vừa qua. Sau khoảng 15 giờ đồng hồ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, nhưng ngọn tháp cao 91m và một phần mái của nhà thờ đã bị thiêu rụi.

Hai tháng sau khi bị hỏa hoạn tàn phá, mái vòm nhà thờ Đức Bà Paris vẫn đang có nguy cơ sụp đổ. Mái vòm là điểm yếu nhất do phần khung gỗ của mái có tuổi đời từ thời Trung Cổ, cũng như đỉnh tháp nhọn phía trên mái vòm được dựng lên từ thế kỷ 19, đã bị phá hủy hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester cho biết hiện Bộ mới nhận nhận được khoảng 80 triệu euro, chiếm chưa đến 10% số tiền mà các nhà tài trợ cam kết dành cho việc phục dựng nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà Paris bắt đầu được xây dựng từ năm 1160 và mất tới hơn 1 thế kỷ mới hoàn thành. Là một trong những ví dụ điển hình nhất của lối kiến trúc Gothic, nhà thờ này thu hút 13 triệu lượt du khách tham quan mỗi năm.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.