Cơn bão số 12 tàn phá nặng nề như thế nào?

Cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào Nam Trung Bộ và quét qua một phần nam Tây Nguyên ngày 4-11 làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác.

con bao so 12 tan pha nang ne nhu the nao

Bão mạnh nhất đổ bộ vào Khánh Hòa trong 20 năm nay

Cơn bão bắt đầu gây gió mạnh cấp 8-9, đổ vào Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định từ lúc 2h sáng 4-11. Sức gió khi mạnh nhất đạt cấp 13, là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đổ vào Khánh Hòa.

Ngay từ sáng sớm, bão quần thảo liên tiếp nhiều giờ, rồi mạnh lên cấp 10, giật trên cấp 12 ở vùng bắc Khánh Hòa - nam Phú Yên, tung hoành suốt gần 2 giờ, sau đó suy yếu dần. Tính toàn cuộc, cơn bão đã quần thảo trên miền đất này liên tục 6 giờ liền, một hiện tượng khá hiếm. Nhiều người cao tuổi cũng nói rằng đây là "cơn bão kỳ lạ" vì sự chà đi xát lại của nó.

Nhận định về cơn bão, thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - chánh văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc phòng - nói: "Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ trong vòng 20 năm nay. Mức độ nguy hiểm của nó tương đương, thậm chí còn lớn hơn cơn bão số 10 đã đổ bộ vào miền Trung. Khánh Hòa ít bị bão đổ bộ nên tâm lý người dân rất chủ quan, ít có kinh nghiệm trong ứng phó với bão".

Rất nhiều cổ thụ ở TP Nha Trang trốc gốc, ngã đổ ngổn ngang trên đường phố. Tình trạng này cũng xảy ra ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), TP Quy Nhơn (Bình Định). Trụ điện gãy, nhà tốc mái, công trình ngổn ngang cho thấy sức phá hoại ghê gớm của cơn bão là ngoài dự báo.

Thiệt hại nặng nề bất ngờ với hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ về cả số người chết, nhà sập và các công trình điện lực, viễn thông...

con bao so 12 tan pha nang ne nhu the nao

Cổ thụ xà cừ khoảng 100 năm tuổi trên đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang bị bão số 12 quật bật gốc vào sáng sớm 4-11 - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Bão mạnh quần thào suốt 6 giờ

Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết từ số liệu quan trắc lưu giữ cho thấy khu vực Khánh Hòa rất ít khi có bão đổ bộ: năm 1988, năm 1999, năm 2009 mỗi năm có một cơn và đến năm 2017 là bão số 12. Như vậy là không nhiều.

Theo ông Hải, từ các số liệu quan trắc cho thấy bão số 12 lần này là mạnh nhất. "Cấp 13 là chưa từng ghi nhận được ở bất cứ cơn nào đối với TP Nha Trang" - ông Hải nhìn nhận.

Về thời gian quần thảo của bão số 12 rất lâu, tới 6 giờ mới tan có gì bất thường, ông Hải lý giải: "Bão số 12 có một giai đoạn trước khi bão vào kéo dài từ 2h-6h sáng 4-11. Sau đó là thời điểm bão đổ bộ từ 6h sáng đến trưa 4-11. Vì đây là cơn bão rất mạnh nên sự suy yếu của những cơn bão mạnh bao giờ cũng chậm hơn so với các cơn bão khác, đó là điều bình thường".

"Tại Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Liên Khương, chúng tôi vẫn đo được cấp gió cấp 7-8, giật cấp 9-10, nó chậm suy yếu vì là cơn bão mạnh, mà bão mạnh không bao giờ vào rồi tan ngay" - ông Hải nói.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Khánh kiệt vì tai nạn giao thông

Chứng kiến những hoàn cảnh nạn nhân TNGT tại Hà Tĩnh mới hiểu hết những nỗi xót xa. Trong số các nạn nhân, nhiều hoàn cảnh vì TNGT mà gia đình khánh kiệt, rơi vào khó khăn, túng quẫn.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.