Con dù học giỏi hay bình thường đều xứng đáng được bố mẹ yêu thương

Trẻ con đi học, khả năng khác nhau, kết quả khác nhau. Bố mẹ không nên so sánh, bực tức, thất vọng, đay nghiến khi con mình kém cỏi, thua xa “con nhà người ta”. Các con dù học giỏi hay học bình thường đều xứng đáng được bố mẹ yêu thương, chăm sóc…

Con dù học giỏi hay bình thường đều xứng đáng được bố mẹ yêu thương

Học sinh tiểu học cần học chừng nào thì đủ? Tôi đi họp phụ huynh cho con gái học lớp 2, một số phụ huynh mong muốn cô giáo giao thêm bài cho các con về làm mỗi ngày. Trước đó, cô giáo đã giao tờ bài tập cuối tuần (không bắt buộc) cho các con. Ngày cuối tuần, tôi học cùng con buổi sáng hoặc chiều để giục giã, hướng dẫn con hoàn thành bài tập. Tôi phản đối đề nghị cô giao bài tập mỗi ngày, theo tôi chỉ cần bài tập cuối tuần, các con ôn luyện lại kiến thức là đủ.

Con tôi học không giỏi. Con chỉ là học sinh bình thường trong lớp, hay nghịch ngợm và nói chuyện riêng, cô giáo vẫn phải nhắc nhở. Cô nhắc thì con cười chống chế. Cô đổi chỗ ngồi của con mấy lần mà con vẫn mải chơi, mải nói chuyện. Tôi chỉ nghĩ, trẻ con đứa nào cũng thế, vẫn đang tuổi ăn tuổi chơi và chỉ thích học ít thôi.

Cứ xem lũ trẻ trong khu tập thể mỗi buổi chiều tan học mới thấy chúng thèm chơi vô cùng. Lũ trẻ chạy ùa ra sân, đánh cầu lông, đá bóng, ngồi ghế đá đánh bài quên cả giờ về tắm rửa, ăn cơm. Chúng luôn nấn ná, cố đùa vui thêm lúc nữa khi bố mẹ gọi về.

Bố mẹ luôn muốn con chăm học, học thêm Ngoại ngữ, Toán, Tiếng Việt ngay từ lớp 1 để con có nền tảng, con sẽ giỏi giang ngay từ bé. Cô bạn đồng nghiệp kể, con gái đi học thêm tiếng anh ở trung tâm 1 năm, con nói: “Con không thích học tiếng anh, thích ở nhà chơi”. Bạn đồng ý cho con ở nhà, con rất vui mừng.

Nhưng không phải phụ huynh nào cũng “chiều con” như thế. Bố mẹ cất công tìm thầy cô cho con học, con phải đi học thêm đầy đủ, học thêm mới khá lên. Cha mẹ đặt biết bao hi vọng vào con cái, ép con học thêm là vì con. Những đứa trẻ với ánh mắt đờ đẫn thiếu ngủ, quay cuồng với việc học suốt ngày trở thành hình ảnh quen thuộc. Dường như quá nhiều cha mẹ đã hốt hoảng thực sự khi cách mạng 4.0 đến, con cần phải giỏi ngoại ngữ, giỏi máy tính, giỏi kỹ năng mềm, biết chơi thể thao, biết đàn, hát, vẽ tranh… Một đứa trẻ ngay từ khi đi học đã phải mang trên vai quá nhiều mơ ước của cha mẹ.

Tôi nghĩ đơn giản thế này: Một khối lớp chỉ có 1-2 lớp chọn và 7-8 lớp thường. Vậy những đứa trẻ bình thường học lớp thường thì sao đây? Các con không được bố mẹ yêu thương và tự hào như những bạn lớp chọn, như những bạn học giỏi nhất lớp ? Điều đó thật tệ hại và bất công với các con!

Con gái tôi ngay từ hồi mẫu giáo đã bé nhất lớp, mỗi lần khám sức khỏe, bảng thông báo con suýt chạm vạch suy dinh dưỡng. Tháng nào con cũng phải nghỉ học vì ốm vặt, mặt mũi xanh xao nhợt nhạt. Buổi tối, con học bài nửa tiếng là kêu đau đầu. Tôi không ép con học, con mệt là nghỉ. Thế nhưng rất lạ, con chạy nhảy nô đùa với các bạn cả tiếng chẳng thấy kêu đau đầu, thậm chí vừa kêu mệt đấy nhưng vào giường ngủ, mẹ đọc truyện thì con hỏi vô số câu hỏi khó…

Tôi muốn con được vui chơi và lớn lên mạnh khỏe. Điều đó quan trọng hơn việc bắt con học suốt ngày để đạt điểm cao, đạt danh hiệu học sinh “Hoàn thành xuất sắc”. Con chỉ cần học bài trong sách giáo khoa, mỗi buổi tối 1 giờ học, xen vào đó là vài lần thư giãn, hỏi chuyện giữa hai mẹ con. Có buổi tối, hai mẹ con không học Toán - Tiếng Việt mà cùng nhau học thủ công, mỹ thuật. Thỉnh thoảng, tôi dùng điện thoại để học tiếng Anh cùng con theo kiểu đố vui.

Trẻ con đi học, khả năng khác nhau, kết quả khác nhau. Bố mẹ không nên so sánh, bực tức, thất vọng, đay nghiến khi con mình kém cỏi, thua xa “con nhà người ta”. Các con dù học giỏi hay học bình thường đều xứng đáng được bố mẹ yêu thương, chăm sóc…

Theo bạn đọc Thanh Mai/Dantri

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.