Sáng 12/10, Phó Trưởng đoàn phụ trách ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Danh chủ trì hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn.
Luật Công đoàn số 12/2020/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng về tổ chức và hoạt động công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững chính trị - xã hội của đất nước trong những năm qua.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Danh mong muốn cán bộ công đoàn và các sở, ban, ngành liên quan đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung một số điều.
Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai đã xuất hiện nhiều yêu cầu đòi hỏi Luật Công đoàn phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn phải dựa trên quan điểm quán triệt, thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đảm bảo tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn chuyên trách, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, đại diện các sở ban ngành liên quan tham dự hội nghị.
Đồng thời, kế thừa, giữ nguyên những nội dung đã được khẳng định tính hợp lý ổn định, hiệu quả trong quá trình thực thi của Luật Công đoàn hiện hành; tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến tổ chức, bộ máy, tài chính công đoàn phù hợp thể chế chính trị và yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh Lê Văn Chí đề xuất bổ sung quy định đối tượng tham gia tổ chức công đoàn, trong đó, quan tâm đến các nghiệp đoàn và hợp tác xã.
Một số đại biểu cũng cho rằng, khác với các tổ chức chính trị xã hội khác, quy định, điều lệ hoạt động của tổ chức công đoàn mang tính quốc tế, do đó, cần tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đảm bảo quy định của Luật Công đoàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh Võ Văn Lưu: Kinh phí hoạt động của công đoàn cơ sở khá hạn hẹp, do đó, cần giữ nguyên quy định thu 2% kinh phí công đoàn.
Đại biểu dự hội nghị cũng khẳng định, việc lấy ý kiến góp ý dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn 7 năm thi hành; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh mà luật chưa điều chỉnh; thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức công đoàn, tạo cơ sở cho đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở.
Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Phan Thị Mai Hoa: Hiện nay, quy định về quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn rất bất cập, dự án luật sửa đổi, bổ sung cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn có thể tiến hành các vấn đề pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi xảy ra tranh chấp.
Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chung về tổ chức và hoạt động cho tổ chức công đoàn trước đòi hỏi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và yêu cầu phát triển KT – XH của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Trưởng phòng Lao động - Việc làm Sở LĐ - TB & XH Đặng Văn Dũng: Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần kết cấu logic hơn để đảm bảo quy định pháp luật.
Các đại biểu cũng đã tập thảo luận những vấn đề liên quan đến quy định của Luật Công đoàn được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi; một số bất cập trong quy định của luật như: đối tượng tham gia tổ chức công đoàn; phân cấp, phân quyền thu chi tài chính cho tổ chức công đoàn; thời gian cán bộ công đoàn cơ sở được phép dùng để thực hiện nhiệm vụ công đoàn; quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn…
Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn: Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu những ý kiến góp ý tại hội nghị, tổng hợp và trình Quốc hội để góp phần hoàn thiện dự thảo luật.
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn cho rằng, những ý kiến đóng góp của đại biểu tại hội nghị rất tâm huyết, dựa trên cơ sở chuyên môn và thực tiễn hoạt động công đoàn tại địa phương. Đây sẽ là cơ sở để góp phần hoàn thiện Luật Công đoàn phù hợp với yêu cầu hoạt động trong tình hình mới.
Phó Trưởng đoàn phụ trách ĐBQH tỉnh cũng phân tích những vướng mắc, gợi ý một số vấn đề cần góp ý sửa đổi, bổ sung liên quan đến quy định đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài; định mức hỗ trợ kinh phí, thời gian cho cán bộ công đoàn; thực tiễn hoạt động công đoàn, đặc biệt là công đoàn trong doanh nghiệp...