Do việc vận hành gặp khó khăn nên từ lâu cống thoát nước này đã không còn được đóng lại
Ông Trần Văn Lênh (thôn 2) cho biết, khi cống được xây dựng tưởng rằng sẽ chấm dứt được tình trạng ngập lụt. Ai ngờ công trình không thể tiêu thoát nước mà còn làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn.
Do cống hiện nay không thể đóng mở nên không điều tiết được nguồn nước ra vào. Mỗi khi thủy triều lên cao, nhất là khi có bão lớn thì nước mặn xâm nhập sâu vào trong, gây thiệt hại cho sản xuất, chăn nuôi của bà con.
Được biết, ngoài một số diện tích đã bị nhiễm mặn không thể trồng lúa đã được xã chuyển đổi mục đích sản xuất, hiện nay ước chừng có khoảng trên 1 ha lúa đang thường xuyên bị nước mặn xâm nhập thông qua cống, nhất là mỗi khi thủy triều dâng cao.
Xã Cẩm Lĩnh chọn giải pháp an toàn là mở cống để thoát nước, tránh ngập lụt
Ông Lê Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết, việc đóng mở bằng thủ công rất vất vả. Mỗi lần mở cần đến 4 người quay, quay 10 vòng thì mới lên được 1 ren. Còn nếu lúc gió bão, nước lớn thì việc đóng mở gần như bất lực, vì cống quá nặng không thể quay được.
Xã Cẩm Lĩnh đã chọn giải pháp mở cống để cho nước lưu thông hàng ngày nhằm tránh tình trạng khi mưa lớn, nước đổ dồn về muốn mở cổng để thoát nước lại không được. Việc "treo" cống đồng nghĩa với tình trạng nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập sâu vào phía trong đê.
Nhiều diện tích đất đai, vườn tược phía trong đê của bà con thôn 2 bị nhiễm mặn nặng
“Với những cống lớn nằm trên tuyến đê ngăn mặn thì cần thiết kế đóng mở bằng mô tơ điện. Đề nghị các cấp, ngành xem xét, điều chỉnh để cống phát huy đúng công năng” – ông Trần Văn Lênh mong mỏi.