Cống thoát nước cao hơn mặt ruộng, nhiều diện tích đất lúa thành ao tù

(Baohatinh.vn) - Quá trình thi công nâng cấp tuyến đường sắt, đoạn qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã gây ra tình trạng ngập úng khoảng 0,5ha đất trồng lúa (ngoài phạm vi mốc giải phóng mặt bằng).

Hơn 1 tháng nay, nhiều thửa ruộng của 7 hộ dân ở thôn 1, xã Hương Thủy luôn trong tình trạng ngập nước. Dù thời tiết đã ngớt mưa nhiều ngày song tình trạng ngập úng không được cải thiện, người dân chưa thể làm đất phục vụ sản xuất vụ xuân 2025.

bqbht_br_3.jpg
Anh Trần Đình Chuyên (thôn 1, xã Hương Thủy) có hơn 1 sào đất lúa bị ngập úng.

Dẫn chúng tôi đến mục sở thị đồng đất lúa, anh Trần Đình Chuyên nói: “Khoảng 1 tháng trước, ruộng tôi như cái hồ nước, bây giờ, nước vẫn còn đến đầu gối. Nóng ruột nhất là, hiện nay đã đến thời vụ sản xuất vụ xuân nhưng chúng tôi chưa thể làm đất. Tôi thấy rất khó hiểu khi nhà thầu thi công không chỉ lấp hệ thống mương, cống thoát nước cũ, xây cống mới cao hơn mặt ruộng mà còn lấp luôn cả lối đi xuống ruộng. Chúng tôi không có cách nào để canh tác cả”.

Một số hộ dân khác cũng bày tỏ lo lắng khi có nguy cơ phải bỏ hoang ruộng trong vụ xuân 2025 sắp tới do tình trạng ngập úng.

bqbht_br_them.jpg
Các thửa ruộng bị ngập úng nằm giữa tuyến đường sắt cũ (1) và đường sắt mới (2).

Được biết, dự án “Cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang" - tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Hương Khê đang triển khai thi công nền đường mới để nắn tuyến. Các thửa ruộng bị ngập úng nằm giữa tuyến đường sắt cũ và đường sắt mới. Ngoài ra, các thửa ruộng phía ngoài nền đường mới cũng bị công trình lấp mương thoát nước.

Ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho biết, quá trình triển khai dự án, địa phương đã phối hợp để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao thi công. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quá trình triển khai, đơn vị tư vấn không làm việc, trao đổi với địa phương nên có thể không nắm hết các công trình thủy lợi trên tuyến, dẫn đến thiết kế bất cập. Vì vậy, quá trình thi công đang gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương.

Qua rà soát của địa phương, hiện nay, nhiều thửa đất với diện tích khoảng 0,5 ha của 7 hộ dân đang bị ngập úng (nằm ngoài phạm vi mốc giải phóng mặt bằng). Cống thoát nước mới của công trình đường sắt cao hơn khoảng 60cm so với mặt bằng tự nhiên và đáy cống cũ.

bqbht_br_1.jpg
Cống thoát nước mới của công trình đường sắt cao hơn khoảng 60cm so với mặt bằng tự nhiên.

Cụ thể, theo thiết kế được duyệt, tại đoạn cải tạo bình diện số 3 từ Km 381+206 đến Km 381+400, thiết kế đặt cống hộp để thoát nước, cao độ cửa cống phía hạ lưu là +11,22m, phía thượng lưu là 11,34m. Còn thực tế hiện trường, trong phạm vi bên phải đoạn tuyến thiết kế có 0,5ha đất trồng lúa, cao độ trung bình của khu ruộng là +10,74m, thấp hơn độ cao của cống 0,6m.

Từ kiến nghị của UBND xã Hương Thủy, UBND huyện Hương Khê đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt kiểm tra, rà soát lại hồ sơ thiết kế để có giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng ngập úng kịp thời, phục vụ sản xuất của Nhân dân.

Được biết, Ban Quản lý dự án đường sắt đã có văn bản đề nghị đơn vị thiết kế là liên danh Công ty TVTK GTVT – CTCP và Công ty CP Tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú (Hà Nội) khẩn trương rà soát hồ sơ khảo sát, thiết kế và hiện trường, có giải pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh – Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1005/QĐ-BGTVT ngày 26/7/2022, giao cho Ban Quản lý dự án đường sắt làm chủ đầu tư. Đoạn qua địa bàn huyện Hương Khê có tổng chiều dài là 2,8km (xã Phúc Đồng: 2,0km, xã Hương Thủy: 0,8 km). Toàn huyện có 194 thửa đất bị ảnh hưởng (xã Hương Thuỷ: 54; xã Phúc Đồng: 140), trong đó có 112 thửa đất phải giải phóng mặt bằng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mòn mỏi chờ đường đi

Mòn mỏi chờ đường đi

Đường cũ bị thu hồi để thi công cao tốc Bắc - Nam, đường hoàn trả chưa hoàn thành, khiến người dân xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn khi vào khu sản xuất.
Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Thời gian gần đây, tình trạng dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng, lề đường ở TP Hà Tĩnh tiếp tục tái diễn, nhất là ở tuyến ngõ.
Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. 
Dự án du lịch 241 tỷ đồng sau gần 8 năm vẫn nằm trên giấy

Dự án du lịch 241 tỷ đồng sau gần 8 năm vẫn nằm trên giấy

Dự án Khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Lộc Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận đầu tư năm 2017 với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, dù chủ đầu tư đã xin gia hạn tiến độ nhưng đến thời điểm này, công trình vẫn đang “đắp chiếu”, gây lãng phí quỹ đất và bức xúc dư luận.
Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?