Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

(Baohatinh.vn) - Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “công tác thi đua, khen thưởng” và lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), cử tri Hà Tĩnh đã có những ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc.

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 23/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp cùng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “công tác thi đua, khen thưởng” và lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Cùng dự có các vị ĐBQH đoàn Hà Tĩnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Pháp chế HĐND tỉnh; lãnh đạo và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng một số sở, ngành, đơn vị.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà; Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nguyễn Văn Hùng chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thông qua dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 2 dự kiến diễn ra từ ngày 20/10 đến 23/11, chia thành 2 đợt: đợt 1, Quốc hội họp trực tuyến từ ngày 20/10 đến ngày 3/11; đợt 2, Quốc hội họp tập trung từ ngày 8/11 đến 23/11.

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 2 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật, gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia thông qua dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 4, ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004; luật đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2005 và 2013.

Sau 17 năm thực hiện, luật đã và đang đi vào cuộc sống, được các cấp, ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Nguyễn Văn Hùng báo cáo tóm tắt công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh thời gian qua.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng thời gian qua. Từ đó cho rằng, luật cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) gồm 8 chương và 100 điều (giảm 3 điều so với luật hiện hành), đã sửa đổi và điều chỉnh 79 điều; có 11 điều luật hiện hành bị bãi bỏ, trong đó có 2 điều bỏ hoàn toàn (Điều 11 của Chương I và Điều 32 của Chương III), có 9 điều khác được gộp lại nhằm giảm bớt các điều không còn phù hợp trong dự thảo luật, bảo đảm nội dung của các điều được thống nhất.

Dự thảo luật có 7 điều mới, trong đó có 2 điều mới hoàn toàn và 5 điều mới do tách ra từ các điều của luật hiện hành...

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Cường cho rằng: "Sáng kiến kinh nghiệm” cần được xem xét, đăng ký bản quyền và nếu áp dụng hiệu quả sẽ được khen thưởng; không lấy đó làm tiêu chí chung để gắn vào danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.

Đánh giá về Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Dự án luật đã bổ sung hoàn thiện hệ thống danh hiệu thi đua, hệ thống hình thức khen thưởng, chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Bá Hà: Nên rút gọn thời gian khi cấp dưới xây dựng đến khi cấp trên xét, khen thưởng, trao thưởng kịp thời để ghi nhận, động viên, đánh giá phong trào; cần đồng bộ giữa khen thưởng của Đảng và Nhà nước. Đề tài khoa học/sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết nhưng cần nâng cao chất lượng thẩm định, tránh thành tích, không có giá trị vận dụng thực tiễn.

Các đại biểu cũng đóng góp ý kiến đối với tiêu chuẩn tặng các danh hiệu thi đua nên quy định gắn với kết quả đánh giá, xếp loại của cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 90/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ; tại điểm d Khoản 1 Điều 25 không nên quy định “không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên”.

Điều 27 của quy định danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu” cần quy định rõ về tiêu chuẩn để phân biệt với danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”.

Việc sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền, trách nhiệm phát động thi đua, nội dung thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, trong đó bổ sung thẩm quyền của “Người đứng đầu” cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua (Điều 16) là cần thiết.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy: Cần quan tâm kịp thời trong việc khen thưởng và khen thưởng bậc cao đối với hội viên nông dân là những điển hình có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

Dự án luật cần bổ sung quy định rõ thẩm quyền và hình thức khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp… Việc khen thưởng đột xuất tầm quốc gia nên tặng Huân chương Lao động hạng Ba, không nên có hạng Nhì.

Cần bổ sung truy tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân đối với các nhà giáo, thầy thuốc nổi tiếng, có quá trình cống hiến to lớn với ngành, có uy tín rộng rãi. Các sáng kiến nên quy định phải đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, không nên có nhiều sáng kiến cấp bộ, tỉnh như hiện nay; bỏ khái niệm sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục; phải công khai, minh bạch, lấy ý kiến công luận khi đề xuất khen thưởng mức cao.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hoàng Cẩm Thạch đóng góp ý kiến về việc bổ sung hình thức “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để tặng cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến là cần thiết nhằm động viên kịp thời cho đối tượng này.

Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc hội đặc thù. Hiện nay, một số tổ chức hội đặc thù (chữ thập đỏ, thanh niên xung phong, khuyến học..) hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt các phong trào tại các địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, đối chiếu với tiêu chuẩn chung thì không thể đủ điều kiện để hàng năm khen thưởng từ bằng khen UBND tỉnh trở lên cho các tổ chức và cá nhân thuộc cấp hội quản lý. Đối tượng, tiêu chuẩn tặng Huân chương Lao động các hạng cho Nhân dân và cán bộ cấp huyện vì trong dự thảo luật chưa được quy định cụ thể, hàng năm huyện chỉ được tặng cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của UBND tỉnh thông qua bình xét, suy tôn ở khối thi đua.

Cử tri Hà Tĩnh đóng góp các ý kiến tâm huyết xây dựng Dự án Luật Thi đua, khen thưởng

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Nguyễn Đức Tới cho rằng: Luật nên quy định thống nhất cấp khen thưởng giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp Đảng, Nhà nước, đoàn thể.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng đã đóng góp tích cực vào việc sửa đổi, bổ sung về danh hiệu thi đua; thẩm quyền, trách nhiệm phát động thi đua; nội dung thi đua; tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và phân cấp cho bộ, ban, ngành, tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền; công tác cải cách thủ tục hành chính; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng; bố cục, câu chữ…

Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Các ý kiến của đại biểu, đoàn sẽ tổng hợp, phân loại đầy đủ gửi đến ban soạn thảo và phát biểu tại kỳ họp Quốc hội tới.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.