Về thông tin WHO phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cho biết, qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc của công ty này tại Việt Nam.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cho biết đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. WHO cho hay các sản phẩm ảnh hưởng đều do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.
Theo WHO, một số loại thuốc, siro có thành phần hoạt tính để điều trị một số tình trạng bệnh lý, lại chứa lượng ethylene glycol vượt quá mức cho phép.
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cho biết, qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc của công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa)
Hiện WHO chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này. Tuy nhiên, WHO cho hay các nước tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn từ tháng 12/2021-12/2022.
Liên quan đến thông tin này, trao đổi với Sức khỏe & Đời sống đầu giờ ngày 13/12, đại diện Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Cục đã yêu cầu các phòng chức năng liên quan rà soát lại hồ sơ. Qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc bao gồm cả các hồ sơ đang xử lý tại Cục Quản lý Dược và dữ liệu cấp phép nhập khẩu thuốc đến sáng 13/12 cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Cụ thể, các sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell của Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Công ty dược Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa có thuốc nào được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và chưa có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục Quản lý Dược, chưa được cấp giấy phép nhập khẩu đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành.
WHO cho biết tổng cộng có 23 lô sản phẩm của siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Hiện siro Alergo là thuốc duy nhất được phát hiện bên ngoài Pakistan.
Theo cảnh báo, nồng độ ethylene glycol trong thuốc dao động từ 0,62-0,82%, cao hơn so với mức cho phép 0,1%. Các thuốc này được dùng để điều trị ho, dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.
WHO cảnh báo những sản phẩm không đạt chuẩn này là không an toàn và việc sử dụng các sẩn phẩm, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.
Hiện Pharmix Laboratories chưa bình luận về thông tin trên.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pakistan đã phát hiện một số sản phẩm khác cũng nhiễm độc trong qua trình kiểm tra các cơ sở sản xuất của Pharmix Laboratories. Do đó, cơ quan này yêu cầu công ty ngừng sản xuất siro ho và đưa ra cảnh báo thu hồi vào tháng 11.
Sau Đức Thọ, Hương Khê, Lộc Hà, ngành Y tế Hà Tĩnh đã phát hiện thêm các ca mắc phát ban dạng sởi tại huyện Nghi Xuân. Các giải pháp phòng, chống dịch đang được tập trung triển khai.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
Nhờ làm tốt việc kết nối giữa Trung tâm Y tế huyện với các bệnh viện tuyến Trung ương nên người dân Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã được thụ hưởng dịch vụ y tế chuyên sâu ngay tại địa bàn.
Bệnh viện K xây dựng cơ sở 4 diện tích 8,6 ha theo hướng kỹ thuật cao, trang bị máy xạ trị proton tiên tiến nhất trị giá 4.200 tỷ đồng để điều trị ung thư thần kinh, phổi.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến các bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu để khám chữa bệnh hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao.
Sở Y tế Hà Tĩnh đang triển khai các bước để trình UBND tỉnh danh mục đấu thầu thuốc với 1.158 mặt hàng, đảm bảo nhu cầu cho các cơ sở khám chữa bệnh sau tháng 2/2025.
Bằng tình yêu thương, trách nhiệm, bác sĩ Nguyễn Thị Hà (Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh) luôn nỗ lực trong điều trị phục hồi chức năng, giúp trẻ tự kỉ hòa nhập cộng đồng.
Sự thành công của ca phẫu thuật u tuyến giáp tại Trung tâm Y tế huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tạo cơ hội điều trị cho các bệnh nhân địa phương, giảm thiểu áp lực cho tuyến trên.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, ngành Y tế Hà Tĩnh đang triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin tại một số địa phương để gia tăng miễn dịch cộng đồng.
Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của y học cổ truyền với thành tựu y học hiện đại để nâng cao hiệu quả thăm khám và điều trị cho người bệnh.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, chấn chỉnh quy trình khám, điều trị và các hiện tượng chỉ định dịch vụ kỹ thuật trùng lặp, xét nghiệm quá mức cần thiết.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu bệnh nhân nghi mắc sởi để xét nghiệm nhằm sớm khẳng định nguyên nhân, có phác đồ điều trị phù hợp.
Gần 200 thầy cô giáo và các em học sinh mồ côi, hoàn cảnh éo le ở Hà Tĩnh mắc các bệnh về da liễu đã được Giáo sư, Tiến sỹ, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang khám, kê đơn và tư vấn điều trị miễn phí.
Những gói bánh kẹo màu sắc sặc sỡ không nhãn mác, không thông tin xuất xứ được bày bán gần cổng các trường học tại Hà Tĩnh luôn là mối lo về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hơn 200 nhân viên y tế Hà Tĩnh được các chuyên gia Viện Huyết học – truyền máu Trung ương cập nhật kỹ năng xử trí các phản ứng và tai biến không mong muốn do truyền máu.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Bệnh viện Bạch Mai sẽ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao cho Hà Tĩnh các kỹ thuật chuyên sâu để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, qua đó, giảm tải cho y tế tuyến trên.
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang tập trung triển khai công tác phòng chống, ngăn chặn sự bùng phát dịch sởi tại các khu vực nguy cơ, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa triển khai thực hiện kỹ thuật nội soi buồng tử cung trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến buồng tử cung, đặc biệt là trong trường hợp vô sinh nữ.
Kiểm tra, giám sát tại Hương Khê, đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh khuyến cáo người dân không chủ quan lơ là trong phòng chống dịch bệnh sởi.
Hơn 2.470 trẻ em ở huyện Nghi Xuân và Cẩm Xuyên chưa tiêm đủ mũi vắc-xin phòng sởi sẽ được ngành Y tế Hà Tĩnh tiêm chủng theo quy định trong tháng 10/2024.
Hệ thống máy nội soi tiêu hóa thế hệ mới, phóng đại trị giá hơn 4 tỷ đồng sẽ giúp Trung tâm Y tế Hương Sơn (Hà Tĩnh) làm tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân.