Cuộc chiến khốc liệt giữa Big Tech và báo chí

Nhiều quốc gia đã lên tiếng sẵn sàng áp đặt quy định để đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất bản.

Cuộc chiến khốc liệt giữa Big Tech và báo chí

Các công ty công nghệ đã tận hưởng một năm 2020 “béo bở”. Thoạt nhìn có vẻ không có gì thay đổi. Giá trị thị trường 7,6 triệu USD của 5 “gã khổng lồ” của Mỹ cho thấy doanh số của họ sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn, một sự thay đổi đang diễn ra.

Việc Facebook phong tỏa giới truyền thông tại Australia đã châm ngòi cho một cuộc chiến âm ỉ từ lâu. Nhưng sự thỏa hiệp mới đây của Facebook với chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison có đủ để dẹp yên những rắc rối mà Big Tech này đang phải đối mặt?

Facebook và chính phủ Australia “đình chiến”

Sau khi chính phủ Australia thực hiện sửa đổi đối với Đạo luật thương lượng bắt buộc về nền tảng kỹ thuật số và truyền thông tin tức, Facebook sẽ dỡ bỏ lệnh cấm trên nền tảng của mình.

Những thay đổi của Australia đối với dự luật có thể mang lại cho các tập đoàn công nghệ lớn sự linh hoạt hơn. Dự luật mới này phải xem xét liệu việc đạt được thỏa thuận thương mại giữa các nền tảng kỹ thuật số với giới truyền thông có đóng góp đáng kể cho ngành báo chí hay chưa?

Cuộc chiến khốc liệt giữa Big Tech và báo chí

Quyết định của Facebook chặn những người ở Úc chia sẻ tin bài và ngăn người dùng trên toàn cầu chia sẻ các bài báo từ các nhà xuất bản Úc. Ảnh: Head Topics.

Khi đó, một nền tảng và một công ty truyền thông đạt được thỏa thuận thương mại, “trọng tài” sẽ là phương tiện pháp lý cuối cùng. Tuy nhiên, họ phải trải qua một cuộc hòa giải kéo dài 2 tháng.

Bên cạnh đó, tại Australia Google đã chọn hợp tác với tập đoàn tin tức lớn nhất nước này. Theo ABC, tổng số tiền của thỏa thuận giữa Google và Murdoch vượt quá 60 triệu USD.

Microsoft cũng tham gia tranh chấp. Nhưng không giống như phản ứng của Facebook và Google, Microsoft kêu gọi thành lập “mô hình Australia”, cho phép những Big Tech trả tiền cho nội dung tin tức.

Cụ thể, Microsoft sẽ hợp tác với các tổ chức trong ngành truyền thông như Hội đồng các nhà xuất bản châu Âu để vận động cho chính sách này. Microsoft có kế hoạch riêng cho động thái này, nhằm giúp nâng cao hình ảnh của công ty.

Hội đồng các nhà xuất bản châu Âu hoan nghênh việc Microsoft công nhận giá trị của tin tức. Các nhà phân tích tin rằng Microsoft có thể tung ra những sản phẩm mới liên quan để cạnh tranh với Google và Facebook. Đây cũng là một cách quảng cáo thành công của công ty có trụ sở tại Seattle, Mỹ.

Các nhà xuất bản đàm phán với những công ty công nghệ

Trước đó, các thành viên của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ có kế hoạch đưa ra một dự luật nhằm giúp các tổ chức tin tức tương đối nhỏ dễ dàng đàm phán với các nền tảng công nghệ lớn. Nhóm chống độc quyền của Quốc hội Mỹ sẽ đưa ra một loạt đề xuất liên quan, bao gồm các nội dung trên.

Đây cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm của giới chức EU kể từ năm 2019 và 2 dự thảo luật mới đã được đưa ra vào năm 2020.

Cũng trong thời gian khai chiến với Facebook, Australia đã tiến hành hội đàm trực tuyến với Ấn Độ, Canada, Vương quốc Anh và Pháp về vấn đề thanh toán cho tin tức trên các nền tảng kỹ thuật số để tìm ra hướng đi chung.

Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Scott Morrison, các quốc gia này đều có những động thái nhất định cho thấy sự ủng hộ dành cho việc yêu cầu trả phí tin tức cho giới truyền thông nói chung và Australia nói riêng.

Chuyên gia pháp lý của Bộ Tư pháp Thụy Điển Patrik Sundsberg nói rằng: Mục tiêu của luật mới ban hành là điều chỉnh mối quan hệ giữa các công ty truyền thông và công ty công nghệ, đồng thời củng cố vị thế của các nhà xuất bản bằng cách trao cho họ độc quyền đối với ấn phẩm.

Đây cũng là quan điểm của Bộ trưởng Văn hóa Đan Mạch, bởi việc không tuân thủ và đánh mất nội dung tin tức chất lượng sẽ khiến Facebook biến thành một tập hợp “những kẻ theo thuyết âm mưu”.

Đề xuất của Thụy Điển và Đan Mạch đều xuất hiện sau màn gây chiến từ Facebook với Australia. Trước đó, quản lý hàng đầu Martin Ruby của Facebook tại Scandinavia nói rằng đề xuất này là “không công bằng”. Ông cho rằng Facebook cũng tạo ra giá trị cho các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, chỉ có 4% nội dung Facebook là tin tức.

Cơ chế của Australia đã thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Song những tập đoàn công nghệ lớn có thể dễ dàng vượt qua các quy định này.

Facebook cũng lên tiếng cam kết chi ít nhất 1 tỉ USD cho ngành công nghiệp tin tức trong 3 năm tới. Ngược lại, với thỏa thuận cấp phép mới đây giữa Google và các nhà xuất bản Pháp, số tiền hãng này phải trả thấp hơn nhiều so với thỏa thuận dàn xếp với truyền thông Australia.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.
Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Meta AI, một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất, đã thu hút sự chú ý của người dùng toàn cầu ngay từ khi ra mắt. Tuy nhiên, giờ đây, người dùng tại Việt Nam mới có cơ hội trải nghiệm miễn phí những tính năng mạnh mẽ mà Meta AI mang lại.
Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn máy chiếu để phục vụ các mục đích giải trí thay cho tivi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng việc xem máy chiếu có hại mắt không.