Đa dạng các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) tại Hà Tĩnh, đã tạo hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng lối sống, làm việc theo pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

Đa dạng các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam

Xã Cẩm Sơn được đánh giá là một trong những địa phương triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Cẩm Xuyên Phạm Ngọc Loan cho biết: “Thời gian qua, các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) đã được triển khai sâu rộng tới 23 xã, thị trấn trên toàn huyện với hình thức đa dạng như: treo băng rôn, khẩu hiệu các tuyến đường liên thôn, liên xã; cập nhật thông tin lên trang web của từng xã; kết hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật trong sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật tại các thôn…”.

Còn tại Thạch Hà, sau khi UBND huyện ban hành Kế hoạch 112/KH-UBND về hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, hiện nay, 22 xã, thị trấn đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật vào buổi chào cờ đầu tháng. “Sắp tới, chúng tôi tiếp tục triển khai quán triệt văn bản pháp luật mới kết hợp với việc tập huấn Luật Hòa giải cơ sở, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở” - Trưởng phòng Tư pháp huyện Thạch Hà Lê Thị Phương Thanh cho biết.

Đa dạng các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về QPAN cho chủ tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển được triển khai tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh

Không riêng Cẩm Xuyên và Thạch Hà, các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh với nhiều hình thức hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng như: phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; biên soạn và phát hành các tài liệu PBGDPL; lồng ghép các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”…

Nội dung phổ biến tập trung vào việc tuyên truyền nội dung pháp luật mới, được dư luận quan tâm: tuyên truyền về kết quả nghị quyết đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tích cực đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống; tăng cường thông tin về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và cải cách thể chế; giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; nhân rộng, tôn vinh điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật…

Đa dạng các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam

Các hoạt động đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân và doanh nghiệp được khuyến khích trong tháng cao điểm hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam. Ảnh: Luật sư Phan Văn Chiều - Công ty Luật TNHH Hà Châu (TP. Hà Tĩnh) tư vấn về nội dung tranh chấp quyền sử dụng đất cho ông T.V.T. (thị xã Hồng Lĩnh) vào chiều 8/10/2020.

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng cho biết: “Việc tổ chức các hoạt động hướng tới ngày Pháp luật Việt Nam tại Hà Tĩnh đã được tiến hành sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở thiết thực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, đồng thời đảm bảo phù hợp và tiết kiệm, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đặc biệt, các hoạt động này gắn với việc thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư và việc thực hiện các đề án về PBGDPL, đặc biệt là đề án “Tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.

Thông qua các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân. Tăng cường niềm tin của Nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận xã hội, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 2.444 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp với 445.430 lượt người tham gia; cấp phát 427.136 tài liệu, tờ gấp, tờ rơi.

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.