Đa dạng mô hình sinh kế giúp người dân Vũ Quang ổn định cuộc sống

(Baohatinh.vn) - Được sự đồng hành, “tiếp sức” của các cấp, nhiều hộ khó khăn trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

IMG_9070 copy.jpg
Bà Phạm Thị Loan (SN 1950, trú tổ dân phố 3, thị trấn Vũ Quang) phấn khởi khi đàn dê được hỗ trợ phát triển, sinh sản tốt.

Gia đình bà Phạm Thị Loan (SN 1950, trú tổ dân phố 3) là hộ nghèo của thị trấn Vũ Quang. Bà Loan sống một mình, sức khỏe yếu, cuộc sống thường ngày hết sức chật vật. Năm 2023, bà được hỗ trợ mô hình sinh kế với 3 con dê sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Nhờ chịu khó chăm sóc, đến nay, đàn dê sinh trưởng tốt và đã sinh sản.

Bà Loan vui mừng cho biết: “Từ 3 con dê ban đầu, nay tôi đã nhân đàn lên 5 con. Tôi đang cố gắng chăm sóc để dê con phát triển khỏe mạnh và có thể xuất bán trong 2 tháng tới. Sự hỗ trợ của các cấp đã giúp gia đình cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Tôi hy vọng, thời gian tới, các cấp sẽ có thêm nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ những người yếu thế phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập”.

Bà Trương Như Hiền (SN 1960, trú tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang) chăm sóc đàn dê của gia đình.
Bà Trương Như Hiền (SN 1960, trú tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang) chăm sóc đàn dê của gia đình.

Gia đình bà Trương Như Hiền (SN 1960, trú tổ dân phố 4) cũng là hộ được nhận hỗ trợ mô hình sinh kế từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Bà Hiền tâm sự: “Gia đình tôi có đất vườn khá rộng, thuận lợi phát triển chăn nuôi nhưng không có vốn để đầu tư, bởi cuộc sống túng thiếu đủ bề. Biết hoàn cảnh của gia đình, tháng 6/2023, các cấp đã hỗ trợ 3 con dê sinh sản, tôi rất phấn khởi, bởi đã có thêm động lực để vươn lên. Hiện nay, đàn dê đang phát triển tốt và chuẩn bị sinh sản lứa đầu tiên”.

c73f749d5381f6dfaf90 copy.jpg
Ngoài đàn dê được hỗ trợ, bà Hiền còn nuôi thêm gà để ổn định cuộc sống.

Bà Phạm Thị Hồng Thanh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Vũ Quang cho biết: “Trên địa bàn thị trấn hiện còn 48 hộ nghèo và 78 hộ cận nghèo. Từ năm 2023 đến nay, có nhiều gia đình đã được hỗ trợ mô hình sinh kế chăn nuôi dê, bò... Đây chính là động lực để các gia đình yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Đồng hành cùng bà con, địa phương đã cử cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn người dân cách chăn nuôi để đảm bảo hiệu quả của mô hình và từng bước thay đổi cách thức, tư duy sản xuất”.

Không chỉ ở thị trấn Vũ Quang, thời gian qua, các địa phương khác trên địa bàn huyện Vũ Quang đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ sinh kế cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

IMG_0245 copy.jpg
Chị Lê Thị Hoài Ước (SN 1976, thôn Đồn Thượng, xã Đức Liên) phấn khởi bên mô hình sinh kế được các cấp hỗ trợ.

Gia đình chị Lê Thị Hoài Ước (SN 1976, thôn Đồn Thượng, xã Đức Liên) là hộ cận nghèo được hỗ trợ mô hình sinh kế nuôi bò. Chị Ước vui mừng chia sẻ: “Năm 2023, gia đình tôi được hỗ trợ một con bò giống, đến nay, nhờ chăm sóc tốt nên bò đã sinh thêm một con. Được hỗ trợ mô hình sinh kế như được trao “chiếc cần câu" để chúng tôi có điểm tựa phát triển kinh tế. Gia đình sẽ nỗ lực hơn nữa để không trở thành gánh nặng của địa phương”.

Từ thực tế công tác giảm nghèo tại huyện Vũ Quang cho thấy, việc trao “cần câu” đã tạo nguồn sinh kế hiệu quả để người dân có điểm tựa vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Theo thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH Vũ Quang, từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, địa phương đã phân bổ hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo xây dựng 41 mô hình sinh kế (trong đó: có 21 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 20 mô hình phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp). Qua đó, đã góp phần giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.

IMG_9087 copy.jpg
Được sự "tiếp sức" của các cấp nên đời sống của các hộ khó khăn trên địa bàn huyện Vũ Quang ngày càng được cải thiện.

Đến nay, toàn huyện còn 391 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,36% (giảm 75 hộ, giảm 0,81% so với đầu năm 2023); hộ cận nghèo còn 432 hộ, chiếm tỷ lệ 4,81% (giảm 58 hộ, giảm 0,63 % so với đầu năm 2023). Những kết quả đó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng NTM trên địa bàn. Thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương, các ngành đa dạng hóa mô hình sinh kế hỗ trợ các hộ hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định, vươn lên trong cuộc sống.

Ông Tô Minh Hoài - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vũ Quang.

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.