Vũ Quang phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Các mô hình kinh tế của bà con Vũ Quang (Hà Tĩnh) không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

z5391010395775_4c24a5564623b527446e63df9cb4ec58 (1) copy.jpg
Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, bà Phan Thị Hằng ở thôn Hợp Lợi (xã Hương Minh) còn tích cực xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Năm 2010, được chính quyền địa phương vận động cải tạo đất đồi để trồng cây cam, gia đình bà Phan Thị Hằng ở thôn Hợp Lợi (xã Hương Minh) đã mạnh dạn thuê máy móc về san ủi mặt bằng và trồng hơn 1 ha. Đến nay, nhờ chăm sóc tốt, vườn cam củabà cho thu nhập "ấm tay" qua từng vụ.

Bà Hằng cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự đồng hành, định hướng của địa phương, chúng tôi đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá nhờ trồng cây cam. Mỗi năm, vườn cam mang về nguồn thu nhập khoảng 140 - 150 triệu đồng. Chính nguồn thu này đã giúp cuộc sống gia đình ổn định hơn, có điều kiện đóng góp, chung sức cùng xã nhà xây dựng NTM”.

IMG_4221 (1) copy.jpg
Trên địa bàn xã Hương Minh hiện có hơn 90 mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên. (Trong ảnh: mô hình kinh tế tổng hợp của ông Nguyễn Đình Ninh ở thôn Đồng Minh).

Được biết, ngoài mô hình kinh tế của bà Hằng, xã Hương Minh hiện có hơn 90 mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, phân bố rộng khắp các thôn. Những mô hình này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn và giúp địa phương hoàn thiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Ông Đoàn Ngọc Lương - Chủ tịch UBND xã Hương Minh cho biết: “Trong những năm qua, địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế vườn đồi, như: hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật, đưa các bộ giống năng suất cao vào sản xuất... Nhiều hộ đã tranh thủ được sự hỗ trợ này để vươn lên thoát nghèo. Điều này không chỉ giúp bà con nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp xã sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, cụ thể là tiêu chí thu nhập, tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con mở rộng quy mô và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững”.

b7 (1) copy.jpg
Chị Lê Thị Quyên ở thôn Hợp Phát (xã Đức Giang) ổn định cuộc sống nhờ nuôi chồn hương.

Nhờ chú trọng đưa các giống cây, con đạt hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nên trong những năm gần đây, đời sống của người dân xã Đức Giang đã được cải thiện đáng kể, nhiều gia đình đã vươn lên trở thành hộ khá, giàu và có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương.

Cuối năm 2021, được người thân ở Hải Phòng hướng dẫn nuôi chồn hương, chị Lê Thị Quyên ở thôn Hợp Phát (xã Đức Giang) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại rộng gần 500m2 và mua 50 cặp giống về nuôi thử nghiệm. Đến nay, nhờ chăm sóc tốt nên gia đình chị đã có thu nhập ổn định.

Chị Quyên phấn khởi cho biết: “Trong năm 2023, tôi đã xuất bán lứa đầu tiên với 25 cặp chồn hương giống, thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm 2024 tới nay, tôi đã bán được 40 cặp chồn giống, thu về hơn 1 tỷ đồng. Ngoài mang về thu nhập ổn định, mô hình nuôi chồn của gia đình còn trở thành điểm tham quan, học hỏi của bà con trong và ngoài xã. Chúng tôi rất vinh dự và sẵn lòng chia sẻ bí quyết để bà con cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế”.

Theo UBND xã Đức Giang, nhờ tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu của người dân, trên địa bàn xã hiện đã xây dựng được 215 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm trở lên.

z5510285100077_ad770b255e268b5e3325c377eee774c2 copy.jpg
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Xuân Tiến ở thôn 1 - Bồng Giang (xã Đức Giang).

Nhờ sự đồng hành, “tiếp sức” của các cấp, trong những năm qua, phong trào phát triển kinh tế của người dân Vũ Quang đã có nhiều khởi sắc, đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Tính đến nay, địa phương đã xây dựng được gần 2.000 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

z5510289037717_894edeb2feca5eb3f47175232691bc9d copy.jpg
Khi kinh tế ổn định, người dân Vũ Quang có thêm điều kiện chung sức cùng các cấp xây dựng nông thôn mới.

Bà Nguyễn Thị Lương - Phó Chánh văn phòng nông thôn mới huyện Vũ Quang cho biết: “Xác định việc phát triển kinh tế đóng vai trò then chốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương nên huyện luôn khuyến khích bà con tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập và có nhiều chính sách hỗ trợ như: tổ chức tham quan học hỏi các mô hình hiệu quả trong và ngoài tỉnh; chuyển giao khoa học kĩ thuật; xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thông qua các hội chợ, lễ hội…

Khi kinh tế được cải thiện, đời sống được nâng lên, bà con có điều kiện hưởng ứng các hoạt động, phong trào tại địa phương, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần giúp địa phương vững tin chinh phục mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2025”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.