(Baohatinh.vn) - Nhiều người dân Hà Tĩnh trước khi trở lại các tỉnh, thành làm việc, học tập đều chọn mua kẹo cu đơ làm món quà quê gửi tặng cho bạn bè, đồng nghiệp.
Món kẹo cu đơ là món ăn truyền thống được nhiều địa phương ở Hà Tĩnh duy trì, phát triển. Kẹo gồm 3 nguyên liệu chính là lạc (đậu phộng), bánh tráng và mật mía. Đây là đặc sản nổi tiếng của Hà Tĩnh, được người dân nhiều địa phương yêu thích.
Tại cơ sở sản xuất cu đơ Thư viện số 485 Hà Huy Tập, trung bình mỗi ngày bán ra khoảng 20.000 chiếc, tăng gần gấp 3 so với ngày thường. Để đủ số lượng kẹo cung cấp cho khách hàng, cơ sở huy động 23 nhân viên làm việc cả ngày. Trong Ảnh: Khách mua kẹo cu đơ Thư Viện chiều 6/2.
Tại cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Lan Đào (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) những ngày này nhân viên làm việc hết công suất.
Mỗi ngày, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Lan Đào bán ra khoảng 2.500 chiếc, gấp hơn 10 lần so với ngày thường. Khách hàng chủ yếu là người trên địa bàn mua làm quà và một số tiểu thương mua về bán lẻ. Trong ảnh: Cơ sở Lan Đào chuẩn bị kẹo để giao cho khách trong chiều 6/2.
Cũng tấp nập khách mua kẹo làm quà, mỗi ngày, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Phong Nga (xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà) sử dụng từ 6 đến 7 tạ lạc và bán 2.000 đến 3.000 chiếc bánh. Trong ảnh: Khách xếp hàng mua kẹo cu đơ Phong Nga sáng 7/2.
Theo các chủ cơ sở, sau hơn 2 năm dịch bệnh bùng phát, năm nay, lượng khách hàng mua kẹo cu đơ tăng trở lại. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Oanh (trú huyện Cẩm Xuyên) vui vẻ khi mua được 60 chiếc kẹo cu đơ cho con trai mang vào TP Hồ Chí Minh.
Niềm vui của hai khách hàng chờ đợi gần 25 phút để mua được kẹo cu đơ trong chiều 6/2.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh vừa được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền “Cu đơ Hà Tĩnh”. Đó là cơ hội để sản phẩm kết tinh giữa các loại nông sản và tình người Hà Tĩnh được chắp cánh bay xa.
Tại hội thảo góp ý để thống nhất hệ thống nhận diện thương hiệu cho kẹo cu đơ Hà Tĩnh do Sở KH&CN tổ chức sáng 11/5, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết phải đăng ký bảo hộ độc quyền cho sản phẩm, đồng thời, sản phẩm cần được đa dạng hơn về mẫu mã.
Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Hình thành chưa đầy 1 năm, song vườn chim tại khu vực sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã trở thành nơi trú ngụ cho những đàn chim trời, mở ra kỳ vọng về quần thể sinh thái sống động trong thời gian tới.
Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.