Dân số Việt Nam chưa giàu đã già

Tỷ lệ người già tại Việt Nam phải kiếm sống ngày càng gia tăng. Điều này đang trở nên báo động khi dân số Việt Nam sắp qua thời kỳ vàng.

Người già vẫn phải lao động kiếm sống

Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh từ thập niên 90 đã đưa Việt Nam từ nhóm nước nghèo nhất thế giới lên ngưỡng trung bình tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng thành quả này.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Việt Nam hiện nay có khoảng 40% dân số ở độ tuổi 70 - 74 vẫn đang phải làm việc.

Họ là những người không có bảo hiểm xã hội, không tài sản tích lũy, không nhận sự phụng dưỡng của con cái. Những người già phải cật lực bươn chải, bất chấp những rủi ro về ô nhiễm với độc hại.

dan so viet nam chua giau da gia

Tỷ lệ người già tại Việt Nam phải kiếm sống ngày càng gia tăng. Điều này đang trở nên báo động khi dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng.

Đáng chú ý, khoảng 7 trên 10 lao động lớn tuổi ở các đô thị Việt Nam làm những việc trong các lĩnh vực như bán hàng rong, lái taxi, đồng nát.

Theo bác sĩ Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng vụ truyền thông, giáo dục (Bộ Y tế), người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Hơn nữa đời sống vật chất của người dân Việt Nam, đặc biệt là người cao tuổi ở Việt Nam hết sức khó khăn.

Trong đó trên 70% người cao tuổi phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình, chỉ hơn 25,5% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội…

Tốc độ già hóa đang tăng nhanh

Con số trên ngày càng đáng lo ngại hơn bởi Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ dân số vàng, tức là đang có những điều kiện tốt nhất về nguồn nhân lực để phát triển.

Trong khi chưa tận dụng được hết lợi thế này để phát triển kinh tế, cải thiện an sinh xã hội thì Việt Nam lại phải đối mặt với tốc độ già hóa trong nhóm nhanh nhât thế giới. Điều này khiến chúng ta đang đứng trước thách thức “chưa giàu đã già”.

“Tốc độ già hóa tại Việt Nam hiện nằm trong nhóm nhanh nhất thế giới, nhưng nó lại diễn ra trong bối cảnh mức thu nhập thấp hơn nhiều các nước cũng già hóa khác”, WB cảnh báo trong một báo cáo năm 2016.

Các chuyên gia cho rằng, quá trình chuyển đổi từ dân số vàng sang già hóa dân số ở Việt Nam sẽ diễn ra rất nhanh. Trong khi đó, thu nhập bình quân trên đầu người tại Việt Nam cũng rất thấp. Nó đặt ra hàng loạt thách chức trước khi bước vào gia đoạn mới.

Ông Lê Bạch Dương, Trưởng phòng Dân số và Phát triển (UNFPA), cho biết, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2007 với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi so với người phụ thuộc. Tuy nhiên, dấu hiệu già hóa dân số xuất hiện ở Việt Nam năm 2011. Theo dự báo của WB, trong 18 tới 20 năm nữa, Việt Nam sẽ già hóa dân số.

Ở thời điểm hiện tại, thách thức với Việt Nam là tận dụng hiệu quả dân số vàng nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo đủ công ăn việc làm phổ thông và tiến tới những công việc tạo ra năng suất cao hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm làm tăng năng suất lao động. Già hóa chắc chắn sẽ tạo gánh nặng lên ngân sách nên Việt Nam cần có những giải pháp đối phó phù hợp.

Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng vụ truyền thông, giáo dục cho rằng, giải pháp tích cực là sử dụng tại chỗ để họ tiếp cận được những kiến thức, những chính sách những chế độ và phát huy được vai trò của họ tại chính nơi họ đang sống.

Trong khi đó GS. TS Nguyễn Đình Cử - Nguyên Viện trưởng viện dân số và các vấn đề xã hội (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đề nghị phải đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, nhất là những ngành nghề truyền thống.

“Càng những người cao tuổi thì lại càng có tay nghề cao có kinh nghiệm quý. Cho nên là chúng ta hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triển những nghề thủ công, nghề truyền thống ở các địa phương, đồng thời chúng ta mở rộng thêm các ngành nghề khác đặc biệt những ngành về dịch vụ chẳng hạn”, ông Cử nhấn mạnh.

Theo Đất việt

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.