Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Ngành Y tế cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu để hoàn chỉnh một số nội dung, nhất là về đào tạo nguồn lực để thực hiện đề án
Theo báo cáo của Sở Y tế, toàn tỉnh có 262 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 55 trạm thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới. Giai đoạn 2001 - 2010, toàn tỉnh có 235/262 xã, phường, trị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (chiếm tỷ lệ 89,7%). Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 218 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 (chiếm tỷ lệ 83,2%).
Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BVĐK tỉnh Nguyễn Viết Đồng: Thực tế lâu nay, các thiết bị y tế hiện đại BVĐK tỉnh đã thực hiện xã hội hóa rất tốt. Vì vậy, triển khai thực hiện đề án, đơn vị sẽ thực hiện xã hội hóa nhiều hơn. Bệnh viện cam kết sẽ đạt được các mục tiêu mà đề án đã đề ra sau khi triển khai thực hiện
So với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hệ thống trạm y tế vẫn còn nhiều tồn tại như chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập; tư tưởng cán bộ nhân viên y tế tuyến xã không ổn định; nhiều trạm y tế đang trong tình trạng xuống cấp. Đến nay, toàn tỉnh còn có 126 trạm y tế cần xây mới và nâng cấp, sửa chữa. Chất lượng hoạt động KCB, PHCN tại hầu hết các trạm chưa đáp ứng yêu cầu.
Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh Đoàn Đình Anh: Đầu tư của tỉnh lâu nay mất cân đối, quá chênh lệch giữ lĩnh vực kinh tế và vắn hóa, giáo dục. Vì vậy, đã đã dẫn đến nhưng bất cập trong y tế hiện nay. Đã đến lúc tỉnh cần nhìn nhận lại và có sự điều chỉnh phù hợp.
Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến xã gắn với xây dựng NTM bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020” hướng đến mục tiêu: Củng cố hoàn thiện, ổn định tổ chức, bộ máy y tế tuyến xã; tăng cường năng lực và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính để tạo bước toàn diện về tổ chức, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ viên chức và cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với y tế tuyến xã nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CSSK ban đầu, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe ngay tại tuyến xã, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện đề án từ năm 2016-2020; kinh phí ước tính 363 tỷ 854 triệu đồng.
Phó Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư Lê Văn Lượng: UBND tỉnh phải chỉ đạo quyết liệt; trong điều kiện ngân sách hạn hẹp cần bắt buộc các địa phương lồng ghép các nguồn lực khác vào, nhất là nguồn lực về xây dựng NTM
Về đề án “Phát triển kỹ thuật chuyên cao, chuyên sâu tại BVĐK tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016-2020” của BVĐK tỉnh hướng tới phát triển kỹ thuật chuyên sâu lĩnh vực tim mạch can thiệp nội khoa, can thiệp mạch não, phẫu thuật tim, ung bướu, chấn thương chỉnh hình, nhi khoa, sản phụ khoa, nội tiết và ghép tạng góp phần nâng cao chất lượng KCB thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo cán bộ chất lượng cao. Tổng hợp kinh phí đầu tư đề án là 157 tỷ 687 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu: Ngành Y tế đã nghiên cứu rất kỹ Nghị quyết 141 của HĐND tỉnh trước khi triển khai xây dựng đề án. Nếu tỉnh bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo theo tinh thần của nghị quyết thì ngành sẽ triển khai hiệu quả. Hơn nữa, việc thực hiện đề án không chỉ là cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực phục vụ mà còn còn có giá trị pháp luật cao, nỗ lực chính trị cao hơn
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh, hai đề án của ngành y tế đều hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và thực tiễn của Hà Tĩnh, nằm trong chương trình khung toàn khóa của UBND tỉnh. Triển khai đề án để đáp ứng đòi hỏi cấp thiết về yêu cầu CSSK cho nhân dân trong giai đoạn mới.
Ngành Y tế đã chuẩn bị rất công phu, trách nhiệm, song, cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu để hoàn chỉnh một số nội dung, nhất là về đòi hỏi thực trạng, đào tạo nguồn lực để thực hiện đề án, nhất là ở tuyến tỉnh; làm rõ thiết bị dùng chung, chuyển giao kỹ thuật... Về kinh phí, cần phân kỳ cho đầu tư từng năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành đề án vì các nội dung trong đề án đều nằm trong nội dung Nghị quyết và Kế hoạch 141 của HĐND tỉnh; đề nghị các ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh để đề án có tính khả thi, đạt hiệu quả cao sau khi triển khai thực hiện.