Nhiều bang và thành phố ở Mỹ đã bắt đầu ban bố tình trạng khẩn cấp khi số ca mắc đậu mùa khỉ tăng cao. Hiện đã có 48/50 bang ở Mỹ ghi nhận sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ.
Một địa điểm tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ tại West Hollywood, bang California, Mỹ hôm 3-8 - Ảnh: AFP
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tính tới ngày 3-8, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở Mỹ đã lên hơn 6.600 ca, cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng con số thực sự có thể cao hơn nhiều.
Hiện đã có 48/50 bang ở Mỹ ghi nhận sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ. Đầu tuần này, sau New York, các thống đốc bang California và Illinois cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với đậu mùa khỉ, khi mà số ca nhiễm của 3 bang này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm trên toàn nước Mỹ.
Hệ thống y tế ở Mỹ được xem dẫn đầu thế giới, nhưng nước Mỹ một lần nữa đã chậm chân trong việc ngăn ngừa dịch đậu mùa khỉ.
Phát biểu trên báo New York Times, ông Scott Gottlieb - cựu ủy viên tại Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ - cho biết: “Phản ứng với bệnh đậu mùa khỉ của chúng tôi (Mỹ) đã bị cản trở bởi những điểm yếu tương tự thời điểm bùng phát dịch COVID-19”.
Ông cho rằng Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát dịch bệnh do “sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan liên bang” và “hoạch định yếu kém, thiếu sự khẩn trương và việc thực hiện các biện pháp còn vụng về”.
Thế giới vượt mốc 25.000 ca đậu mùa khỉ
Tính đến hiện tại, số ca mắc đậu mùa khỉ trên thế giới đã vượt qua mốc 25.000 ca, với ít nhất 10 ca tử vong.
Vào đầu tuần này, Ghana công bố đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ở nước này. Cùng thời điểm đó, 4 ca tử vong cũng được ghi nhận ở Tây Ban Nha (2 ca), Brazil (1) và Ấn Độ (1).
Hôm 23-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu và kêu gọi sự phản ứng quyết liệt hơn từ các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Những nỗ lực kinh doanh của Zhong Shanshan không chỉ giúp định hình lại ngành nước đóng chai tại Trung Quốc, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân mới.
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
Lào tổ chức quốc tang trong 5 ngày (từ 3-7/4) để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và sự tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.