Bộ Y tế nói gì về đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập?

Theo Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ song nhiều quốc gia trong khu vực đã có ca bệnh. Điều này đặt cho hệ thống y tế cần có sự chủ động quyết liệt hơn, làm sao đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch đi trước, chủ động tình huống xảy ra trong quá trình chống dịch.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra sáng 2/8 tại điểm cầu Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp.

Việt Nam đang cùng lúc đối phó với nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, COVID-19.

Bộ Y tế nói gì về đề xuất khai báo y tế để ngăn đậu mùa khỉ xâm nhập?

Theo Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ song nhiều quốc gia trong khu vực đã có ca bệnh. Điều này đặt cho hệ thống y tế cần có sự chủ động quyết liệt hơn, làm sao đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch đi trước, chủ động tình huống xảy ra trong quá trình chống dịch, ngăn dịch xâm nhập vào trong nước. Ảnh: Trần Minh

Theo Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ song nhiều quốc gia trong khu vực đã có ca bệnh. Ngay như Ấn Độ đã có bệnh nhân tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ.

“Điều này đặt cho hệ thống y tế cần có sự chủ động quyết liệt hơn, làm sao đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch đi trước, chủ động tình huống xảy ra trong quá trình chống dịch, ngăn dịch xâm nhập vào trong nước. Chúng ta phải có các biện pháp để ngăn chặn ngay từ cửa khẩu với bệnh đậu mùa khỉ”- Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Phát biểu tại hội nghị, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cùng các Vụ/Cục trực thuộc Bộ phối hợp với các địa phương có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu, cần làm gì để địa phương dễ dàng triển khai được ngay.

Theo Bộ Y tế, Bệnh đậu mùa khỉ hiện đang lây lan nhanh, nguy cơ lan rộng tới các quốc gia khác. WHO nhận định nguy cơ mắc bệnh trên toàn cầu ở mức trung bình (riêng khu vực châu Âu ở mức nguy cơ cao).

Đến nay, thế giới đã ghi nhận 21.000 ca mắc tại 78 nước và 7 ca tử vong, trong đó đã có trường hợp tử vong bên ngoài khu vực lưu hành của bệnh (Tây Ban Nha, Brazil). Số ca mắc mới trong tuần vừa qua tăng 48% so với tuần trước đó và dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Trong thời gian qua Bộ Y tế đã chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch đậu mùa khỉ; ban hành các hướng dẫn chuyên môn, các khuyến cáo phòng, chống dịch và chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền kịp thời để nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng, chống dịch bệnh...

Trước đó, UBND TP HCM đã kiến nghị Bộ Y tế cho thực hiện khai báo y tế với tất cả trường hợp nhập cảnh tại các cửa khẩu để nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, từ đó ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam, đến nay, Việt Nam chưa phát hiện được ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào, những ca đầu tiên sẽ đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Cơ sở y tế cũng là nơi giám sát, phát hiện ca bệnh đầu tiên, chứ không phải là ở sân bay.

Trước đó, cuối tháng 4, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc về việc tạm dừng khai báo y tế với bệnh COVID-19 tại cửa khẩu.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.