Đề xuất đóng bảo hiểm tự nguyện 10 năm được hưởng lương hưu

Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị điều chỉnh quy định đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng lương hưu xuống 15 năm và tiến tới còn 10 năm.

Tại báo cáo tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sớm điều chỉnh quy định giảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện để hưởng lương hưu xuống 15 năm và tiến tới còn 10 năm (hiện nay quy định 20 năm).

Đề xuất đóng bảo hiểm tự nguyện 10 năm được hưởng lương hưu

Các doanh nghiệp da giày, may mặc có nhiều lao động 35-40 tuổi nghỉ việc sớm. Ảnh: Xuân Hoa.

Đồng thời, cơ quan này kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tăng hỗ trợ mức đóng cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện, nhất là đối tượng không thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2018 đã có hơn 277.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó, hơn 2.900 người thuộc hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ 30% với số tiền trên 1 tỉ đồng; hơn 4.300 người thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 25% với số tiền gần 2 tỉ đồng và hơn 269.000 người được Nhà nước hỗ trợ 10% với số tiền trên 36 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội, hiện nay mức hỗ trợ đóng bảo hiểm tự nguyện của Nhà nước còn hạn chế, điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu còn dài làm giảm tính hấp dẫn. Mức chi hoa hồng còn thấp, chưa linh hoạt như các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại khác.

Ngoài ra, người dân nhận thức về tác dụng, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm tự nguyện còn chưa đầy đủ, đa số chưa hình thành ý thức tham gia bảo hiểm tự nguyện lúc trẻ để hưởng lương hưu khi về già. Người lao động khu vực phi chính thức đa phần việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không thường xuyên.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận lương hưu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Nếu người tham gia đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng chưa đủ 20 năm thì phải đóng cho đến khi đủ 20 năm.

Theo Báo Đầu tư

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.