Đề xuất EVN được tự tăng giảm giá điện dưới 5%

Bộ Công Thương vừa đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tại dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Đề xuất EVN được tự tăng giảm giá điện dưới 5%

Bộ Công Thương vừa đưa ra phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Ảnh: TTXVN.

Dự thảo lần này được Bộ Công Thương đưa ra có nhiều điểm mới. Đặc biệt là về biên độ điều chỉnh tăng/giảm được quy định rõ ràng hơn và rút ngắn thời gian điều chỉnh. Cụ thể, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán giá bán điện bình quân.

Theo đó, trong trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được Bộ Công Thương chấp thuận thì sẽ tăng giá. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Sau điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá quy định, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.

Dự thảo cũng nêu rõ việc kiểm tra, giám sát các chi phí. Cụ thể, hằng năm EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện.

Căn cứ báo cáo, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm tra, mời tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo, công bố công khai sau 30 ngày kết thúc kiểm tra. Các nội dung kiểm tra sẽ gồm chi phí thực tế ở các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ và điều hành; các chi phí khác; giá bán lẻ điện bình quân thực hiện của EVN; kết quả kinh doanh lỗ, lãi của EVN; chi phí chưa được tính vào giá điện; chi phí chưa được tính vào giá thành.

Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan sẽ thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh tăng/giảm giá điện. Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán.

Nếu vi phạm trong điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

Việc cơ cấu biểu giá bán lẻ điện bình quân không thay đổi trong 7 năm qua, theo các chuyên gia đã bộc lộ những hạn chế, như cơ cấu điều chỉnh giá điện chưa bù đắp được chi phí đầu vào, đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện. Việc điều chỉnh giá bán lẻ bình quân cần kịp thời hơn, sửa cách tính để giá điện theo đúng tín hiệu thị trường.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.