Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cây trôi hơn 800 năm tuổi tại xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn vươn mình phát triển xanh tươi, tỏa bóng mát cho dân làng. Cây trôi cổ thụ đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Người dân Thái Lan luôn tự hào về Tết cổ truyền Songkran nổi tiếng, với lịch sử lâu đời, kết hợp giữa các truyền thống Ấn Độ giáo, Phật giáo và các nghi lễ cổ xưa của Thái Lan.
Lễ kỷ niệm năm sinh các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón Bằng công nhận di sản Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu đã khép lại trong những dư âm đẹp đẽ về lòng tự hào, về khát vọng dựng xây. Qua đây, tiếp tục tô đậm niềm tin về một mạch nguồn văn hoá luôn chảy mãi trong đời sống hiện đại.
Sự kiện Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương càng khẳng định giá trị của ngôi làng cổ 600 tuổi. Những người con của làng nói riêng, người dân Can Lộc và Hà Tĩnh nói chung rất tự hào, phấn khởi trước những giá trị văn hóa của Trường Lưu được thế giới công nhận, vinh danh.
Hơn 20 năm đi về ngôi làng cổ 600 tuổi sở hữu 3 di sản văn hóa, với tôi, lần nào cũng là lần đầu khi được khám phá những vỉa tầng mới trong kho tàng văn hóa Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), để mà có duyên cớ “lưu lại Trường Lưu, lưu luyến nhớ người xưa...”.
Với tình yêu và trách nhiệm, các thế hệ phụ nữ Hà Tĩnh đã không ngừng nối tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa vẻ đẹp tinh túy của đất và người Hồng La qua mỗi lời ru, điệu ví, giặm, ca trù, trò Kiều… trong đời sống hiện đại.
Du khách trong nước và quốc tế sẽ được tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh đã được UNESCO và Nhà nước vinh danh như: dân ca ví, giặm, ca trù Cổ Đạm, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, cầu ngư Nhượng Bạn... tại Festival “Về miền quan họ” ở Bắc Ninh.
Xuân về, khắp các miền quê Hà Tĩnh có rất nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc hơn cả là các lễ hội: chùa Hương Tích (Can Lộc), đền Củi (Nghi Xuân) và đền Bà Hải (TX Kỳ Anh). Khung cảnh lễ hội tưng bừng, nam thanh nữ tú xiêm áo rộn ràng, muôn người nô nức càng điểm tô cho vẻ đẹp bức tranh quê giữa những ngày xuân.
10h40 sáng nay (26/11), 20/20 thành viên tham gia phiên họp MOWCAP lần thứ 9, đã bỏ phiếu đồng ý ghi danh di sản “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943)", thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong các ngày từ 6 đến 8/3, tại huyện Khamkeut , tỉnh Bolikhamxay - địa phương của Lào giáp biên với tỉnh Hà Tĩnh, các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học vùng rừng nguyên sinh núi Chomboi với nhiều kết quả bất ngờ.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Tĩnh đã được chú trọng với những kết quả đáng mừng trong nhiệm kỳ 2015-2020. Đây cũng chính là nhiệm vụ xuyên suốt nhiều năm qua và là cơ sở để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.
Ẩn mình trong sự khắc nghiệt là một dòng mạch ngọt ngào. Nhìn lại văn hoá Hà Tĩnh suốt chiều dài gần 190 năm lịch sử, ta có thể khẳng định điều đó. Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) đã mở ra những vấn đề mới và tạo động lực để Hà Tĩnh xây dựng những giá trị văn hoá mới, con người mới.
Hà Tĩnh là vùng đất có nhiều di sản văn hóa, nhưng hiện nay nhiều di sản đang bị mai một. Việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn cần có sự chung tay của cả cộng đồng.
Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ người Việt Lần thứ III năm 2019 tại Hà Tĩnh đã thành công tốt đẹp. Từ liên hoan cho thấy, việc thực hành tín ngưỡng trong đời sống hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.
Chiều 28/6, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) làm việc với Sở VH-TT&DL để nghe dự thảo Đề án đặt tên một số tuyến đường và một số công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Can Lộc, chiều 20/6, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sau lễ rước Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Chiêu Trưng, chiều nay (15/6), UBND 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phối hợp cử hành nghi thức tế lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi lần thứ 572.
Hơn 25 thuyền rồng cùng đông đảo người dân và du khách thập phương đã tham gia cử hành lễ rước Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đền Chiêu Trưng theo dọc sông Cày về đền chính thờ Lê Khôi ở núi Long Ngâm (xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Lễ đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng” được UBND 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức sáng nay (15/6), tại Trung tâm VHTT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi và đón bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, theo kế hoạch, sẽ được tỉnh Hà Tĩnh tổ chức sáng 15/6/2018 (tức 2/5 âm lịch). Thời điểm này, nhiều địa phương trực tiếp tham gia lễ hội đã chuẩn bị kiệu rước, treo băng rôn, cờ lễ hội...
Sáng nay (2/6), dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp bàn, cho ý kiến về các đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp; Bảo tồn, phát huy một số di sản văn hóa trên địa bàn giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến 2035.
Reuters đưa tin, hai người em của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 6/7 đã đưa ra một bản kháng biện dài 7 trang để đáp lại tuyên bố của ông trước quốc hội hồi đầu tuần, trong đó nhắc lại những cáo buộc về việc Thủ tướng lạm dụng quyền lực trong vụ tranh chấp về ngôi nhà của người cha - cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Mai Phụ đất không rộng, người không đông, hình thành trên cơ sở 3 làng cũ: Mai Lâm, Vĩnh Tuy, Triều Sơn. Nơi đây có một bề dày về lịch sử văn hóa: 5 di tích được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh, 2 bằng chứng nhận cấp quốc gia về cây di sản.
“Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” cần được thực hành, trao truyền đúng với ý nghĩa, bản sắc rất tốt đẹp, đặc sắc, không để bị làm sai lệch, biến tướng; bị tầm thường hóa, thương mại hóa.
Ngạc nhiên, vinh dự và tự hào là những cảm xúc đan xen trong nữ sinh Lê Thị Nguyệt (SN 1999), lớp 12 chuyên Văn - Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh khi em là đoàn viên trẻ tuổi nhất trong cả nước được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2017 do Trung ương Đoàn trao tặng.
Ngay khi có thông tin, Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2017 sẽ tổ chức phần thi trang phục dân tộc trong lòng Động thiên đường - Quảng Bình, nhiều chuyên gia đã lên tiếng phản đối.