(Baohatinh.vn) - Du khách trong nước và quốc tế sẽ được tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Tĩnh đã được UNESCO và Nhà nước vinh danh như: dân ca ví, giặm, ca trù Cổ Đạm, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, cầu ngư Nhượng Bạn... tại Festival “Về miền quan họ” ở Bắc Ninh.
Tối 25/2, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Festival “Về miền quan họ” năm 2023. Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Về phía Hà Tĩnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cùng dự.
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc (ảnh: Dân trí).
Diễn ra từ ngày 24-28/2/2023, Festival “Về miền quan họ” có chủ đề “Miền di sản tinh hoa và bản sắc” do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức. Đây là ngày hội văn hóa đặc sắc, kết nối tinh hoa, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên cả nước. Trong đó, điểm nhấn của chương trình là giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Fesival “Về miền quan họ" năm 2023 có sự tham gia của 7 tỉnh, thành phố trên cả nước đang sở hữu các di sản phi vật thể đã được UNESCO ghi danh gồm: Hát xoan (Phú Thọ); dân ca ví, giặm (Hà Tĩnh); nhã nhạc cung đình (Thừa Thiên Huế), cồng chiêng Tây Nguyên (Đắk Lắk), đờn ca tài tử (Bạc Liêu), hát bài chòi (Quảng Nam) và dân ca quan họ (Bắc Ninh).
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh biểu diễn tiết mục dân ca ví, giặm “Bắc Ninh - Hà Tĩnh cùng chung câu hát ân tình” tại lễ khai mạc Fesival.
Tham gia Fesival lần này, bên cạnh các tiết mục biểu diễn dân ca ví, giặm tại lễ khai mạc, đoàn Hà Tĩnh còn tổ chức giới thiệu đến du khách gian hàng trưng bày không gian di sản văn hóa phi vật thể miền đất “Núi Hồng, sông La” với chủ đề "Di sản văn hoá phi vật thể Hà Tĩnh - Hành trình kết nối”.
Gần 1.000 nghệ sĩ biểu diễn tại lễ khai mạc Festival (ảnh: Dân trí).
Không gian trưng bày, giới thiệu những hình ảnh tiêu biểu về di sản văn hoá phi vật thể đã được UNESCO ghi danh gồm: dân ca ví, giặm và ca trù Cổ Đạm; các lễ hội đã được công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia gồm: lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, lễ hội đền Chiêu Trưng, lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn.
Các nghệ nhân quan họ (Bắc Ninh) tham quan không gian di sản văn hóa phi vật thể Hà Tĩnh.
Tham gia Festival “Về miền quan họ" năm 2023 là dịp để Hà Tĩnh quảng bá, giới thiệu đến công chúng và du khách những giá trị di sản văn hoá đặc sắc của quê hương “Núi Hồng, sông La”; sự nỗ lực của Hà Tĩnh trong công tác bảo tồn di sản. Đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá, tăng cường kết nối, lan toả tinh hoa các miền di sản.
Cũng trong dịp này, tại không gian trưng bày di sản văn hóa phi vật thể Hà Tĩnh, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh sẽ tổ chức các suất diễn dân ca ví, giặm phục vụ du khách gần xa.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.
Trong tâm thức người Hà Tĩnh, biển luôn gọi lên tình yêu tha thiết, bởi không chỉ mang trong mình nhiều giá trị kiến tạo sự thịnh vượng, biển còn lưu giữ vẻ đẹp văn hóa, lịch sử quê hương...
Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, Bí thư Chi bộ TDP Đồng Tiến, thị trấn Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Thiều Thị Nhụy đã góp phần quan trọng đưa TDP phát triển.
Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Đại úy Lê Ngọc Anh (Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là 1 trong 80 gương mặt được trao giải thưởng Thanh niên Công an xã, thị trấn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc.
Ông Trần Văn Hoàn đã góp phần “vàng hóa” vùng đất đồi Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bằng việc phát triển cây cam và hồng Bình Du, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Đền Thánh Mẫu xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thờ Hoàng hậu Ngọc Trần - vợ của Tướng công Lê Lợi, sau này là Vua Lê Thái Tổ. Không những là điểm văn hóa tâm linh, đây còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Đây là dịp để con cháu dòng họ và người dân Hà Tĩnh bày tỏ sự tôn vinh, tri ân bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước.
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
7 năm làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Tám, thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp nhiều công sức xây dựng thôn ngày càng đổi mới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).