Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

(Baohatinh.vn) - Lễ đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng” được UBND 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức sáng nay (15/6), tại Trung tâm VHTT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng dự.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”
Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng lễ đón nhận bằng

Diễn văn buổi lễ do Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương trình bày đã khẳng định công lao to lớn của danh tướng Lê Khôi đối với đất nước.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương: Lễ hội Đền Chiêu Trưng đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ riêng vùng đất Thạch Hà, Lộc Hà mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”

"Suốt hàng trăm năm qua, trên bàn thờ của ông, ngọn nến, nén hương chưa bao giờ ngừng cháy. Trong dân gian luôn truyền tụng ngôi đền được đánh giá là một trong tứ linh nhất vùng Bắc miền Trung: “Nhất Đền Cờn, nhì Đền Quả, tam Đền Bạch Mã, tứ Đền Chiêu Trưng”. Lê Khôi cũng được nhân dân tôn kính, phụng thờ như vị Thành hoàng ở nhiều xã của nhiều địa phương trong cả nước như Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An, riêng Hà Tĩnh có nhiều đền thờ vọng của ông như Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị, Đức Vĩnh", diễn văn nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y khẳng định, đã 572 năm nay, nhân dân hai huyện Thạch Hà và Lộc Hà luôn tổ chức các hoạt động lễ hội nhân ngày chính kỵ húy nhật của danh tướng Lê Khôi vào dịp đầu tháng 5 âm lịch hàng năm, gồm phần lễ và hội.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề nghị UBND hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà, các cơ quan liên quan cũng như nhân dân trong vùng tổ chức tốt lễ hội hàng năm, đồng thời luôn nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển sáng tạo giá trị di sản văn hóa Lễ hội đền Chiêu Trưng.

"Lễ hội văn hóa truyền thống là một trong những cội nguồn sức mạnh dân tộc, tôn trọng ý thức tâm linh hướng thiện, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân có công với dân với nước. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống nói riêng và các di sản văn hóa dân tộc nói chung là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, con người Việt Nam của toàn Đảng, toàn dân" - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng trao Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Chiêu Trưng cho lãnh đạo huyện Thạch Hà, Lộc Hà

Mong các bộ, ngành Trung ương và cấp tỉnh tiếp tục quan tâm giúp đỡ địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ông cha để lại.
Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương

Ngay sau thủ tục lễ đón bằng, đông đảo cán bộ, nhân dân hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà cùng các xã có đền thờ chính, thờ vọng Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi cùng du khách thập phương đã lên thuyền rồng cử hành lễ rước Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi tại núi Nam Giới thuộc khu vực cảng biển Cửa Sót.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”
Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Ngay sau lễ đón nhận bằng, lễ rước bằng đã được cử hành

Chiều cùng ngày, tại đền Chiêu trưng Đại vương sẽ diễn ra lễ tế tưởng nhớ, tri ân tới vị anh hùng dân tộc danh tướng Lê Khôi.

Lễ hội đền Chiêu Trưng gắn với di tích lịch sử - văn hóa đền Lê Khôi tại núi Long Ngâm - Nam Giới (xã Thạch Bàn, Thạch Hà). Năm 1446, trên đường đánh quân Chiêm thắng trận trở về, Lê Khôi bị lâm bệnh nặng và mất vào ngày 3/5 âm lịch tại chân núi Long Ngâm.

Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định công nhận Đền thờ và Lăng mộ Lê Khôi là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin tiếp tục ra quyết định xếp hạng Đền thờ và Lăng mộ Lê Khôi là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đưa Lễ hội đền Chiêu Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thể hiện sự trân trọng của nhà nước đối với hoạt động lễ hội của nhân dân vùng biển nơi này.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.