Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(Baohatinh.vn) - 10h40 sáng nay (26/11), 20/20 thành viên tham gia phiên họp MOWCAP lần thứ 9, đã bỏ phiếu đồng ý ghi danh di sản “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943)", thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đoàn Hà Tĩnh tham dự phiên họp

Từ ngày 23-26/11/2022, tại thành phố An Đông, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc đã diễn ra phiên họp toàn thể Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9 (MOWCAP).

Tham dự hội nghị lần này có 20 thành viên có quyền bỏ phiếu, các quan sát viên từ một số quốc gia có di sản đề cử. Tham gia với vai trò quan sát viên và trình bày đề cử di sản địa phương - “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943)” - đoàn Hà Tĩnh do ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn và ông Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy với vai trò cố vấn, ông Hà Văn Hùng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, địa phương liên quan.

Đoàn đã hoàn thành tốt đẹp chương trình công tác và mang về niềm vui khi đưa di sản địa phương của tỉnh Hà Tĩnh một lần nữa được ghi danh Ký ức thế giới của khu vực.

Phiên họp toàn thể MOWCAP được tổ chức định kỳ 2 năm một lần nhằm đánh giá, bảo vệ, bảo tồn, sử dụng những di sản tư liệu quan trọng hàm chứa các ký ức chung của loài người và tăng sự tiếp cận của xã hội đối với các di sản này; tôn vinh những giá trị đặc biệt của khu vực và thế giới, những giá trị giáo dục, khoa học, lịch sử và tôn vinh phụ nữ, trẻ em gái trong các di sản đề cử.

Phiên họp toàn thể MOWCAP năm nay đánh dấu 30 năm thành lập chương trình Ký ức thế giới UNESCO, tăng cường sự củng cố di sản tư liệu quốc tế và chia sẻ các giá trị của các di sản này. Đây cũng là hội nghị đầu tiên thể hiện sự thay đổi trong định hướng của chương trình, trong đó nâng cao vai trò của Ủy ban UNESCO quốc gia trong tập hợp và đề cử hồ sơ của quốc gia mình.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đại diện Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trao giấy chứng nhận cho đoàn Hà Tĩnh

Hồ sơ của tỉnh Hà Tĩnh đề cử tại phiên họp toàn thể MOWCAP lần thứ 9 lần này là một bộ sưu tập 48 tư liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của 3 dòng họ tại làng Trường Lưu, bao gồm 26 tư liệu là các sắc phong thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn (1689-1943) trong tôn vinh - ban thần, ban mỹ tự - trong ban tước, phong chức; 19 văn bản hành chính do chính quyền địa phương gửi cho người dân thuộc xã Trường Lưu, Can Lộc, Hà Tĩnh dưới thời Nguyễn (1803-1943) và 3 bức trướng có kích thước 97x197 cm, 121x177cm và 70x127cm tặng cho các cá nhân nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt (cho bà Phan Thị Trừu nhân dịp mừng thọ bà 80 tuổi, khen Nguyễn Huy Quýnh đỗ tiến sỹ và mừng thọ 70 tuổi Nguyễn Huy Cầu, (1939).

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Với việc chuẩn bị hồ sơ đề cử, ghi danh công phu, khoa học; phần trình bày nêu rõ được những giá trị, ý nghĩa độc đáo của bộ sưu tập và công tác bảo vệ, cam kết, đảm bảo của tỉnh Hà Tĩnh, vào lúc 12h40 trưa ngày 26/11/2022 giờ địa phương (tức 10h40 sáng ngày 26/11/2022 giờ Hà Nội) 20/20 thành viên tham gia phiên họp MOWCAP lần thứ 9, đã bỏ phiếu đồng ý ghi danh di sản “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943)” trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên tổng số 13 hồ sơ di sản được các quốc gia gửi đến và 9 hồ sơ di sản được MOWCAP lựa chọn đưa vào danh sách đề cử bầu chọn lần này. Cùng với tỉnh Hà Tĩnh, tại phiên họp này TP Đà Nẵng cũng được ghi danh đối với di sản văn hoá “Ma Nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn”.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể MOWCAP

Trước đó, tỉnh Hà Tĩnh đã có 4 di sản văn hoá được UNESCO vinh danh gồm: Ca trù là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại; Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ là Di sản tư liệu ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.